Quy trình tìm kiếm khách hàng tiềm năng thường trải qua ba bước:
Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi khách hàng của bạn không tham gia vào bước một? Bạn không thể đưa ra giải pháp của mình nếu họ từ chối chia sẻ thông tin về nhu cầu của họ. Làm thế nào bạn có thể tìm ra sản phẩm phù hợp cho khách khi bạn không biết gì về họ?
Nguồn: pexels.com
Cách chiếm được lòng tin của khách hàng kín tiếng
Những khách hàng kín tiếng không có ý định gây khó dễ cho bạn mà thực ra họ muốn chọn cách an toàn. Sự im lặng của họ là một cơ chế bảo vệ bản thân, không phải là một chiêu trò trong khi mua hàng.
Họ có thể đã từng là nạn nhân của những kẻ lừa gạt. Khách hàng sợ rằng bạn sẽ lợi dụng lòng tin của họ để rồi trục lợi từ việc đó. Trước khi bạn có thể bán sản phẩm của mình cho họ, bạn cần phải thể hiện được thiện chí của mình.
Khi bạn gặp phải những khách hàng kín tiếng, hãy nhìn nhận vấn đề một cách trực diện. Hãy truyền đạt ý tốt của bạn như thế này:
“Em chắc là trước đây anh/chị đã có một trải nghiệm mua hàng không mấy tốt. Anh/chị có quyền nghĩ là bên công ty em sẽ lợi dụng lòng tin của anh/chị, nhưng thật chất thì tụi em không có ý định như vậy. Công ty em luôn muốn tạo mối quan hệ đối tác lâu dài và tập trung vào xây dựng những giá trị tốt nhất với khách hàng. Điều đó đòi hỏi sự cởi mở và trung thực từ cả hai phía. Em muốn tìm hiểu nhu cầu của anh/chị để 2 bên có thể cùng nhau quyết định xem phần mềm của bên em có làm anh/chị hài lòng hay chưa. Nếu em không chắc chắn đó là sản phẩm phù hợp cho công ty anh/chị sử dụng, em sẽ không tư vấn nó cho anh/chị. Thậm chí em sẽ không cố gắng bán nó cho anh/chị như những nhân viên bán hàng khác anh/chị đã gặp. Sản phẩm của công ty em luôn hướng đến việc đem lại thành công cho khách hàng. Chỉ cần có sự hợp tác của anh/chị, công ty em hứa sẽ tìm cho anh/chị mặt hàng thích hợp nhất với nhu cầu của anh chị, cho dù đó là sản phẩm của công ty em hay của nhà phân phối khác. Chúng ta thỏa thuận như vậy được chứ? “
Truyền tải thông điệp theo cách thân thiện nhất có thể và không phải bằng cảm xúc tiêu cực nào khác. Trong hầu hết trường hợp, khách hàng của bạn sẽ không biết họ đang gặp khó khăn gì cho đến khi bạn chỉ ra giúp họ. Nhiều khả năng, bạn sẽ lấy được lòng tin của khách hàng khi họ nhận ra rằng bạn có ý tốt trong việc hỗ trợ họ và chiếm được vị thế đặc biệt trong lòng họ.
Nhưng đáng tiếc là không phải trường hợp nào cũng giống vậy.
Đôi khi bạn sẽ cảm thấy thất vọng trong việc giao tiếp với khách hàng. Sẽ có vài khách hàng nói với bạn: “Đây là cách chúng tôi làm việc với đối tác. Nếu không thích thì tôi sẽ tìm đơn vị khác. “
Mỗi doanh nghiệp cần phải đưa ra quyết định xem họ có sẵn sàng giao dịch với những khách hàng với suy nghĩ tiêu cực như vậy không. Khi nhân viên tư vấn bán hàng của Gcalls gặp phải tình huống này, họ thường trả lời: “Em tôn trọng quyết định của anh/chị, nhưng em không nghĩ chúng ta phù hợp với nhau. Em không thể tư vấn khi chưa biết được ý muốn và nhu cầu thực sự của anh/chị. Có cách nào khác mà em có thể hỗ trợ anh/chị không? ”
Khách hàng sẽ có 1 trong 2 hướng trả lời sau:
Chỉ vì có khách hàng có phong cách mua hàng khác đi không có nghĩa là bạn cũng phải bán hàng theo cách đó. Công việc bán hàng phải đi đều với sự trung thực và tin tưởng lẫn nhau. Nếu khách hàng và bạn không gặp được sự đồng nhất trong thỏa thuận, hãy đưa cơ hội đó cho những khách hàng tiềm năng khác có triển vọng hơn.
Nhận ngay thông tin về bài viết, tin tức mới nhất từ Gcalls Blog