Làm thế nào để viết các email follow-up?
Dưới đây là một số ví dụ email follow-up mà bạn có thể sử dụng để gửi email cho khách hàng tiềm năng của mình dựa trên chiến lược email đã đề ra.
Cách xây dựng chiến lược email follow-up giúp bán hàng hiệu quả (phần cuối)
Ngày thứ 3:
Email follow-up đầu tiên.
Đối với những khách hàng tiềm năng chưa trả lời email đầu tiên của bạn, hãy gửi email này theo cùng một chủ đề. Cung cấp bối cảnh mà bạn đã liên hệ với họ trước đó. Email này phải là phiên bản sửa đổi của email đầu tiên, nó phải truyền tải cùng một thông điệp nhưng diễn đạt theo cách khác.
Mẫu email follow-up:
Chào anh/chị…,
Em muốn xin lỗi nếu lần trước em đã gửi thư cho anh/chị không đúng lúc và nếu anh/chị thấy rằng email đó có hơi bán hàng một chút.
Em quyết định liên hệ với công ty của anh/chị vì em tin rằng công ty bên em có thể mang đến thêm giá trị cho hệ thống hiện tại của anh/chị.
Sử dụng [giải pháp và lợi ích…] có phải là ưu tiên cho công ty của anh/chị không? Nếu vậy, em có thể đề xuất một cuộc trao đổi email hoặc cuộc gọi điện thoại ngắn với anh/chị được không ạ? Cảm ơn anh/chị đã dành thời gian cân nhắc.
Hãy cho em biết anh/chị quyết định như thế nào nhé.
Ngày thứ 7:
Gửi email follow-up số 2, đi kèm một chuỗi giá trị mới, gửi email này vào khoảng thời gian khác email follow-up số 1.
Hãy coi đây là cơ hội để bạn cung cấp một lợi ích khác, một giải pháp hoặc giải quyết một vấn đề khó khăn của khách hàng. Bạn cũng có thể thử áp dụng chiến lược email này vào một thời điểm khác với email đầu tiên.
Mẫu email follow-up:
Chào anh/chị…,
Em liên hệ để hỏi xem anh/chị có hài lòng với hệ thống hiện tại của mình không.
Bên em đã giúp nhiều công ty [dẫn chứng], cải thiện [giải pháp và lợi ích…].
Anh/chị có thể sắp xếp một cuộc gọi 5 phút để em có thể giải thích cách anh/chị có thể [công việc mà giải pháp của bạn hỗ trợ] tốt hơn được không ạ?
Cảm ơn anh/chị đã cân nhắc.
Em rất mong nhận được phản hồi từ anh/chị.
Một số liên kết:
[Link 1]
[Link 2]
[Link 3]
Ngày thứ 12:
Email follow-up số 3, đi kèm lời kêu gọi hành động.
Chỉ cần tạo lại lời kêu gọi hành động mong muốn của bạn trong email này mà không cần giải thích nhiều. Đó có thể là nhận cuộc gọi, kết nối bạn đến đúng người trong tổ chức của khách hàng hoặc chỉ cần khách hàng trả lời email của bạn.
Mẫu email follow-up:
Chào anh/chị…,
Em hy vọng anh/chị đã có cơ hội xem qua email trước của em và nó không bị trôi trong hộp thư đến của anh/chị.
Anh/chị có thể kết nối em với người phụ trách [phòng ban] của anh/chị được không ạ?
Em rất mong nhận được phản hồi từ anh chị.
Ngày thứ 18:
Chiến lược email follow-up số 4, email này nói với khách hàng rằng bạn muốn xin phép follow-up khách hàng sau đó (email gần như thể hiện sự kết thúc của quá trình follow-up này)
Nếu bạn không nhận được phản hồi từ khách hàng tiềm năng sau email follow-up số 3, bạn có thể gửi cho họ một email gần như thể hiện sự kết thúc của quá trình follow-up này. Mục đích của email này là để xin phép theo đuổi họ sau đó. Nếu họ nói không, thì bạn có thể ngừng gửi email cho họ.
Mẫu email follow-up:
Chào anh/chị…,
Em luôn rất nỗ lực để giúp đỡ khách hàng một cách tốt nhất.
Bên em đã đạt được những thành công lớn với [khách hàng 1] và [khách hàng 2] bằng cách cải thiện [lợi ích với tên sản phẩm của bạn].
Anh/chị có thể sắp xếp một cuộc gọi ngắn lúc 10:00 sáng Thứ Tư được không ạ?
Em xin lỗi nếu điều này không nằm trong phạm vi công việc của bạn.
Hy vọng anh chị có thể cho em biết em cần liên hệ ai để trao đổi kỹ hơn về vấn đề này.
Ngày thứ 23:
Email follow-up số 5, đi kèm một chuỗi email mới cung cấp liên kết đến một nguồn hữu ích nào đó mà bạn muốn gửi đến khách hàng.
Tại thời điểm này, bạn chỉ còn lại những người khá quan tâm đến giải pháp của bạn nhưng chưa phản hồi lời kêu gọi hành động của bạn. Có lẽ bạn đã không gửi nó vào đúng thời điểm, hoặc có thể nó không nằm trong danh sách ưu tiên hàng đầu của họ lúc này. Đây là lúc bạn có thể gia tăng giá trị bằng cách chia sẻ một số tài liệu hữu ích cho ngành nghề của họ hoặc công việc của họ. Toàn bộ ý tưởng ở đây là nuôi dưỡng những khách hàng tiềm năng này trong các chiến dịch bán hàng của bạn.
Mẫu email follow-up:
Chào anh/chị…,
Em vừa mới đọc được bài viết này về [vấn đề của họ, hoặc tác động của điều gì đó đối với doanh nghiệp của họ].
Em đã hy vọng có một cuộc trò chuyện nhỏ về vấn đề này với anh/chị, cũng như nói về các quy trình áp dụng cho việc này tại [tên doanh nghiệp].
[thêm thành tích đã được công nhận để có được uy tín và sự tin cậy].
Anh/chị có phiền nếu em liên hệ vào thứ Tư tới để giới thiệu về công ty bên em cũng như trao đổi kỹ hơn về vấn đề này được không ạ?
Ngày thứ 28:
Chiến lược email follow-up số 6, email tuyên bố kết thúc (breakup mail).
Nói lời kết thúc phù hợp với những khách hàng tiềm năng đã thể hiện sự quan tâm nhưng không trả lời email của bạn. Về cơ bản, nó hoạt động trên nguyên tắc tránh mất mát (Loss Aversion). Email này cũng có khả năng sẽ mang lại hiệu quả vì bạn đang xoay chuyển động lực bằng cách chọn bỏ đi thay vì tiếp tục theo đuổi khách hàng. Email kết thúc của bạn không nên có dấu hiệu thất vọng hoặc chỉ trích.
Mẫu email follow-up:
Chào anh/chị…,
Em đã cố gắng liên hệ với anh/chị một vài lần để đưa ra các đề xuất giúp anh/chị cải thiện [tên bộ phận sử dụng giải pháp của bạn], nhưng chưa nhận được phản hồi.
Anh/chị có quan tâm đến việc [giải quyết vấn đề] với [giải pháp của bạn] tại [tên công ty của họ] không? Hãy cho em biết nhé!
Chú thích: Loss Aversion được hiểu là nỗi đau mất mát về mặt tâm lý mạnh gấp đôi niềm vui đạt được. Nó gợi cho khách hàng cảm giác mất mát, họ thấy sắp đánh mất bạn (vì bạn tuyên bố không theo đuổi nữa) nên có khả năng khách hàng sẽ níu kéo bạn.
Vậy chiến lược email follow-up của bạn là gì?
Cách tốt nhất để bạn bán hàng hiệu quả và tăng tỉ lệ chuyển đổi qua email là khi bạn có chiến lược email follow-up được thực hiện một cách tuần tự, theo quy trình mà bài viết đã trình bày ở trên. Khi bạn follow-up khách hàng qua điện thoại, bạn có thể dễ dàng cảm thấy sự phiền phức và khả năng nhận được câu trả lời là ‘có thể’ hoặc ‘không’ từ khách hàng cao hơn nhiều so với email. Cũng có nhiều khi khách hàng có thể từ chối bạn ngay cả khi họ thực sự quan tâm đến giải pháp của bạn.
Điều quan trọng là giữ cho các cold email của bạn ngắn gọn nhưng vẫn duy trì một cách đều đặn. Nếu khách hàng tiềm năng đã thể hiện sự quan tâm đến giải pháp của bạn nhưng không trả lời email của bạn, hãy tiếp tục theo đuổi cho đến khi họ phản hồi. Nhưng nếu bạn không nhận được bất kỳ phản hồi nào cho cold email của mình, tốt nhất bạn nên dừng lại sau 06 email và tập trung vào những khách hàng khác.
Những mẫu email follow-up này là điểm khởi đầu tuyệt vời để gửi đến khách hàng tiềm năng của bạn. Tiếp theo, chúng ta hãy cùng thảo luận: Là một người đại diện phát triển bán hàng (SDR), chiến lược email follow-up và nhịp bán hàng hiệu quả của bạn là gì? Hãy suy nghĩ và bình luận bên dưới, hoặc gắn thẻ bạn bè và đồng nghiệp của bạn vào cuộc thảo luận này nhé!