Covid lại một lần nữa là vị khách không mời mà đến, đã là lần thứ 4 với khả năng lây lan và ảnh hưởng mỗi lúc một nghiêm trọng hơn. Nhiều công ty đã bắt đầu thiết lập tâm thế “sống chung với lũ” từ nhiều tháng trước. Tuy nhiên, cũng thật khó để biết cần hành động thế nào và làm gì với tư cách là một doanh nghiệp để vượt qua những giai đoạn này. Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, dưới đây là cách giúp các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao đã vượt qua cơn bão hiện tại đồng thời định hình khả năng phục hồi và lợi nhuận trong tương lai của họ.
- Biến chuyển đổi số thành một lợi thế
- Kết hợp tốc độ và sự ổn định
- Thúc đẩy thay đổi hệ thống thông qua hợp tác
1. Biến chuyển đổi số thành một lợi thế
Trong một cuộc khảo sát được thực hiện vào năm 2015, 82% giám đốc điều hành được hỏi đồng ý rằng họ có nhu cầu chuyển đổi số trong vận hành và quản lý nhưng chỉ có 23% đã thực hiện một chiến lược số hoá như vậy. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã dẫn đến việc triển khai chuyển đổi số theo cách mà chỉ có trong tưởng tượng của chúng ta trước đây.
Đại dịch là một “bài kiểm tra” thực tế cho những doanh nghiệp nào chần chừ trong việc triển khai chuyển đổi số và đẩy mình vào thế đã không thực sự chuẩn bị sẵn sàng khi cơn bão đến. Những công ty nào không chỉ phát triển các chiến lược số hoá mà còn thực hiện các chiến lược đó trước đại dịch hiện đang dẫn trước các đối thủ cạnh tranh kém nhanh nhẹn hơn. Tuy số hoá không làm giảm bớt những thách thức liên quan đến COVID-19 mà họ đang phải đối mặt, bất kể mức độ chuyển đổi số của họ. Nhưng họ có nhiều công cụ hơn để không chỉ vượt qua cơn bão, mà còn vươn lên mạnh mẽ.
企业在 Covid 时代生存和崛起的 3 种方式
Các tổ chức áp dụng các giải pháp phần mềm như CRM, ERP, Tổng đài ảo, công cụ và giải pháp giao tiếp đa kênh cũng như quản lý quy trình nội bộ sẽ có khả năng phục hồi cao hơn khi đối mặt với nghịch cảnh — và sự cạnh tranh sẽ cho phép họ phục hồi nhanh hơn và xoay trục từ phòng thủ sang theo đuổi sự tăng trưởng.
- Lợi thế về hiệu quả: Họ khai thác các công nghệ để tự động hóa các quy trình thủ công – dẫn đến tốc độ cao hơn, ít lãng phí hơn và tập trung hơn vào các hoạt động tạo ra doanh thu.
- Lợi thế về năng suất: Khi triển khai 远程工作, họ tận dụng công nghệ và công cụ phối hợp để tối đa hóa năng suất của lực lượng lao động và duy trì văn hóa công ty.
- Lợi thế về bảo mật: Họ được chuẩn bị tốt hơn và kiên cường hơn trước sự gia tăng của các mối đe dọa tấn công mạng trong môi trường hiện tại.
- Lợi thế về khách hàng: Họ khai thác dữ liệu khách hàng hiệu quả hơn để theo dõi sự thay đổi về nhu cầu và phát hiện ra những nhu cầu mới của khách hàng.
- Lợi thế về sự nhanh nhẹn: Họ tận dụng các phân tích dựa vào dữ liệu để đưa ra quyết định và hành động nhanh hơn. Họ có sẵn tính linh hoạt trong văn hóa để thích nghi hoặc thay đổi hướng đi bất cứ lúc nào.
2. Kết hợp tốc độ và sự ổn định
Sự nhanh nhạy trong tổ chức là khả năng một công ty nhanh chóng thay đổi hoặc thích ứng để thích nghi với thị trường nhiều biến động. Nó bao gồm hai khía cạnh chính: tốc độ và sự ổn định. Liên quan đến điều trước đây, một doanh nghiệp cần phải nhanh nhẹn và phản ứng kịp thời với những thay đổi. Điều này bao gồm sự đổi mới và năng động trong suy nghĩ và hành động của mình; tuy nhiên, để đảm bảo thành công bền vững và khả năng mở rộng quy mô hoạt động, cần phải có một tập hợp các yếu tố cốt lõi.
Một nghiên cứu cho thấy Covid-19 đã buộc phải một số công ty chuyển đổi ở tốc độ phi thường. Một ví dụ là LUG, một công ty có trụ sở chính tại Ba Lan với hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành công nghiệp chiếu sáng và cơ sở vật chất kỹ thuật. Với bối cảnh nhu cầu thay đổi do dịch bệnh bùng phát, công ty đã ưu tiên phát triển và sản xuất dòng đèn mới sử dụng công nghệ UV-C để chống lại các vi sinh vật có hại. Sử dụng kiến thức và kỹ năng hiện có trong ngành làm yếu tố cốt lõi, LUG nhanh chóng xoay trục sản xuất để bắt đầu sản xuất một sản phẩm cung cấp giải pháp cho bệnh viện và phòng khám, cửa hàng và một số cơ sở công cộng khác.
企业在 Covid 时代生存和崛起的 3 种方式
3. Thúc đẩy thay đổi hệ thống thông qua hợp tác
Đại dịch Covid-19 là một lời nhắc nhở việc toàn bộ xã hội được kết nối với nhau ngày nay như thế nào. Bất chấp những thách thức, đại dịch đã làm sáng tỏ tầm quan trọng của sự hợp tác nhiều bên, xây dựng niềm tin giữa các bên khác nhau trong chuỗi cung ứng hoặc giữa các nhân viên trong công ty. Hợp tác có hệ thống cũng sẽ là chìa khóa để doanh nghiệp khôi phục năng lực hoạt động.
Mặc dù chúng ta không thể biết trước điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, nhưng có thể rút ra những bài học trong hơn 1 năm đối mặt với Covid vừa qua và coi đó chính là cơ hội để cải thiện. Các doanh nghiệp cần nỗ lực ứng phó với cuộc khủng hoảng hiện tại, đồng thời xoay chuyển để phát triển trong một thực tế mới, tập trung vào sự nhanh nhạy, số hóa và hợp tác nhiều bên. Ba thành phần này có mối quan hệ mật thiết với nhau và cần có các chiến lược tập trung để đảm bảo thành công.