Nếu nhắc đến những sàn thương mại điện tử thì chắc chắn Shopee sẽ là một cái tên danh giá được đề cập đầu tiên. Đây cũng được xem là một trong những ứng dụng mua sắm phổ biến; và được yêu thích nhất tại thị trường Việt Nam. Nếu bạn là một người chập chững bước vào nghề kinh doanh online thì Shopee chắc chắn sẽ là một cơ hội vô cùng tiềm năng; để gia tăng doanh thu và xây dựng thương hiệu dành cho chính mình. Vậy làm thế nào để có thể kinh doanh bán hàng online trên Shopee một cách hiệu quả nhất? Cùng GCALLS tìm hiểu ngay những kinh nghiệm kinh doanh trên Shopee, bán hàng online hiệu quả dành cho người mới bắt đầu nhé!
KINH NGHIỆM BÁN HÀNG SHOPEE HAY NHẤT – TẢI TẠI ĐÂY
Shopee là gì?
Là một ứng dụng được thành lập vào năm 2009, Shopee là một sàn thương mại điện tử mua sắm trực tuyến thuộc sở hữu của tập đoàn SEA. Ứng dụng này có trụ sở được đặt tại Singapore; và được giới thiệu lần đầu tiên tại quốc gia này vào năm 2015. Đến thời điểm hiện tại, sau nhiều năm khẳng định bản lĩnh của mình trên thị trường kinh doanh hiện ứng dụng này đã có mặt ở khắp mọi nơi tại các quốc gia như: Singapore Singapore, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Indonesia, Philippines, Brazil và Việt Nam.
Ban đầu, Shopee tồn tại như một mô hình thương mại điện tử trung gian; và là nơi kết nối giữa người bán và người mua thông qua các hình thức mua sắm. Đối với bất kỳ một chủ doanh nghiệp nào cần bán các sản phẩm đều có thể trở thành nhà bán hàng trên marketplace (C2C Marketplace).
Thế nhưng, không chỉ dừng ở đó, hiện nay Shopee đã mở rộng xây mô hình kinh doanh B2C hay còn gọi là Business to Customer. Hình thức kinh doanh này được sử dụng để mô tả chi tiết giao dịch thương mại giữa người bán; và người tiêu dùng. Sự mở rộng hình thức kinh doanh không chỉ mang đến lợi ích cho nhà bán hàng mà còn gia tăng được nhu cầu mua sắm online; khiến chúng trở thành một trong những hình thức mua hàng hot nhất trên thị trường.
Kinh nghiệm kinh doanh trên Shopee, bán hàng online cho người mới bắt đầu
Kinh nghiệm kinh doanh Shopee đầu tiên chính là lựa chọn sản phẩm kinh doanh phù hợp
Thông thường, lượng khách hàng tiềm năng của Shopee thường sẽ là giới trẻ, các bà mẹ bỉm sữa; và nhân viên văn phòng. Chính vì điều đó mà đa phần các mặt hàng trên Shopee thường là những mặt hàng liên quan đến phụ kiện, sản phẩm thời trang, mỹ phẩm có giá thành rẻ. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội cộng thêm xu hướng quan tâm đến sức khỏe; người tiêu dùng thường lựa chọn cho mình các sản phẩm chăm sóc sức khỏe hoặc đồ dùng thể thao. Chính vì điều đó mà việc kinh doanh các sản phẩm này cũng được xem là một lựa chọn vô cùng hợp lý.
Không chỉ vậy, việc bán hàng trên Shopee diễn ra hoàn toàn miễn phí; và chi phí phát sinh hầu như là không có; nên việc cạnh tranh giá cả khúc liệt giữa các chủ kinh doanh là một điều không thể tránh khỏi. Thế nhưng, dù cho bất kỳ sản phẩm nào, chúng ta cần nên chú trọng vào chất lượng của sản phẩm; nhằm tạo sự tin tưởng cho khách hàng.
Kinh nghiệm tiếp theo trong kinh doanh trên Shopee chính là đăng ký tài khoản cho người mới bắt đầu
- Bước 1: Để đăng ký tài khoản Shopee bạn cần truy cập vào website: https://shopee.vn/ Sau đó bấm chọn đăng ký.
- Bước 2: điền đầy đủ thông tin bao gồm số điện thoại, mẹ xác nhận, và mật khẩu. Lưu ý mật khẩu phải có đủ độ dài từ 8 – 16 ký tự mẹ bao gồm 1 chữ cái viết hoa; và 1 chữ cái viết thường.
- Bước 3: sau khi đã hoàn thành hết tất cả các thông tin vừa rồi, và bấm vào phần đăng ký. Bằng cách này chúng ta đã hoàn thành xong bước đăng ký tài khoản Shopeei một cách dễ dàng.
Lưu ý rằng khi đặt tên đăng nhập, ta không nên để bất kỳ cái ký tự đặc biệt; và không được trùng với tên người dùng đã có trước đó.
Kinh nghiệm tiếp theo trong kinh doanh Shopee và bán hàng online chính là thiết lập gian hàng
Sau khi đăng ký thành công tài khoản Shopee, chúng ta đã có thể tiến hành mua hàng. Tuy nhiên, muốn bán hàng, ta cần làm thêm những bước sau đây:
- Bước 1: truy cập vào website: https://banhang.Shopee.vn/ hoặc chọn Kênh người bán tại trang chủ Shopee.
- Bước 2: thiết lập những thông tin cơ bản của gian hàng
Mục vận chuyển: trong một này chúng ta có thể dễ dàng theo dõi được cái đơn hàng đang vận chuyển; và bật tắt các đơn vị vận chuyển cho shop theo ý mình mong muốn. Hiện nay các đối tác vận chuyển đang liên kết với Shopee như: J&T Express, Giao Hàng Nhanh, Viettel Post, VNPost Nhanh,VNPost Tiết Kiệm, Giao Hàng Tiết Kiệm, BEST Express, Ninja Van, GrabExpress.
Mục tài chính: kinh nghiệm kinh doanh Shopee chính là chúng ta cần thiết lập thanh toán, ví Shopee về liên kết tài khoản ngân hàng
Mục quản lý shop: ở mục này chúng ta cần thực hiện việc thiết lập hồ sơ đầy đủ bao gồm ảnh đại diện, ảnh bìa, tên shop, hình ảnh, video mô tả, mô tả shop; để người dùng có cái nhìn tổng quan nhất về gian hàng của mình.
Thiết lập shop: chúng ta cần xác định được địa chỉ lấy hàng của mình; để đơn vị vận chuyển có thể đến tận nơi lấy hàng. Bên cạnh đó, chúng ta cần thiết lập một số mục khác để tối u gian hàng như chăm sóc khách hàng, mục tin nhắn tự động; và cho phép người mua trả giá hoặc cài đặt chế độ tạm nghỉ khi muốn đóng shop trong khoảng thời gian nào đó.
Kinh nghiệm kinh doanh Shopee và bán hàng online cho người mới bắt đầu tiếp theo chính là đăng sản phẩm
- Bước 1: Truy cập vào link sau: banhang.Shopee.vn
- Bước 2: Chọn Thêm sản phẩm trong mục Quản lý sản phẩm
- Bước 3: Đặt tên cho sản phẩm
- Bạn nên đặt tên sản phẩm thể hiện rõ các nội dung: tên sản phẩm + thương hiệu + tính năng nổi bật.
- Bước 4: lựa chọn ngành hàng phù hợp cho sản phẩm của mình
Lúc này chúng ta có thể lựa chọn theo danh mục tương đương; hoặc theo gợi ý của Shopee. Lưu ý rằng nên lựa chọn chính xác ngành hàng với sản phẩm; vì đây là điều kiện để khách hàng có thể dễ dàng sử dụng các mã giảm giá; hoặc ưu đãi cho ngành hàng đó.
- Bước 5: thêm các chi tiết về sản phẩm
Ở phần mô tả sản phẩm chúng ta nên viết nội dung tự nhiê;n và không nên copy của người khác. Cách mua thẻ phải trả lời đầy đủ được câu hỏi; và nghi vấn của khách hàng. Nội dung của đoạn mô tả cần phải cung cấp đầy đủ thông tin.
Ở một vận chuyển chúng ta có thể thiết lập lựa chọn theo cân nặng; và kích thước gói hàng của sản phẩm; để có được tiền phí vận chuyển chính xác nhất. Những gói hàng sau khi đã đóng hoàn chỉnh sẽ bao gồm cả hộp; và bao bì đóng gói sau đó chúng ta cứt hoặc đơn vị vận chuyển mong muốn cho sản phẩm và cước phí sẽ hiện ra theo quy định của mỗi đơn vị.
Sau khi đã hoàn thành xong các bước đăng bán sản phẩm chúng ta có thể sử dụng các công cụ marketing để thu hút khách hàng và gia tăng được bán cho gian hàng của mình.
Tổng kết
Shopee là một sàn thương mại điện tử tiềm năng và có vô vàn những kiến thức mà những người kinh doanh cần phải châu rồi mỗi ngày. Tuy nhiên kinh nghiệm kinh doanh Shopee cốt lõi chính là đánh vào chất lượng của sản phẩm nhằm tạo uy tín và lòng tin cho người tiêu dùng.
Hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ giúp bạn có thêm được một lượng kiến thức bổ ích liên quan đến việc kinh doanh, bán hàng online trên Shopee. Kinh nghiệm có thể được học hỏi nhưng chúng cũng là giá trị cốt lõi mà chúng ta tích cóp được trong quá trình kinh doanh và bán hàng online trên Shopee.
6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phần mềm Call Center cùng sứ mệnh tối ưu hiệu suất và cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng của doanh nghiệp. GCALLS luôn tự hào là đơn vị dẫn đầu được hàng trăm doanh nghiệp tin dùng trên khắp các tỉnh thành. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.