Liên hệ tư vấn ngay, Gọi: (+84) 8985 870 99

Email: sales@gcalls.co

Giờ làm việc: Thứ 2 – Thứ 7 8:30 – 17:00

Bán hàng Inbound hay Outbound – Đâu là phương pháp mà bạn nên quan tâm? (Phần 2)

Liệu bạn có thắc mắc rằng cách tiếp cận bán hàng nào là phù hợp cho công ty của bạn? Liệu bạn có nên xây dựng một bộ máy bán hàng Inbound (Inbound Sales), thiết lập một nhóm bán hàng Outbound (Outbound sales) hay kết hợp cả 2 phương pháp bán hàng này?

Một mặt, bạn có một lượng khách hàng nhất định thông qua phương pháp bán hàng Inbound. Phương pháp này nổi tiếng bởi việc có thể thu hút khách hàng từ bất kỳ doanh nghiệp nào, vừa tiết kiệm chi phí và quy mô thực sự tốt. 

Nhưng mặt khác, Bán hàng Outbound (Outbound Sales) lại chứng minh mình là một đối thủ nặng ký. Phương pháp này thường đòi hỏi sự tiếp xúc với khách hàng và đôi khi mang lại hiệu quả không ngờ tới khi bạn có thể đưa các ý tưởng đến với những khách hàng tiềm năng, đây cũng là phương pháp giúp xây dựng lòng tin với khách hàng, chốt các giao dịch lớn và duy trì quyền kiểm soát.

Vậy đâu mới là phương pháp bán hàng hiệu quả hơn?

Câu trả lời là cả hai đều hiệu quả. Tất cả phụ thuộc vào mục tiêu của bạn và loại hình kinh doanh của doanh nghiệp mà bạn điều hành.

Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu sự khác biệt giữa hai chiến lược bán hàng này nhé.

———————————–

Dưới đây là phần tiếp theo của bài viết trước đó liên quan đến 2 phương pháp bán hàng Inbound và Outbound. Ở phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về bán hàng Outbound và ưu/ nhược điểm của 2 phương pháp này.

Xem thêm: Bán hàng Inbound Hay Outbound - Đâu Là Phương Pháp Bán Hàng Mà Bạn Nên Quan Tâm? (Phần 1) 

Chiến lược bán hàng outbound: Khi nào thì bạn nên chuyển hướng sang outbound?

Nguồn ảnh: salesinsights.org

Khi nào thì bạn nên chuyển hướng sang outbound?

“Cold calling”, thuật ngữ ám chỉ việc tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua những cuộc gọi chào hàng hoặc tư vấn giới thiệu sản phẩm, là một trong những phương pháp Outbound marketing được áp dụng nhiều nhất. 

Trên thực tế, Outbound marketing là phương thức thâm nhập thị trường ít được sử dụng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, có một điều quan trọng mà bạn phải nhớ rằng khi so sánh Outbound với Inbound, ta sẽ không so sánh phương pháp nào có khả năng thâm nhập thị trường tốt hơn, mà là ai là người bắt đầu liên hệ trước trong quy trình bán hàng. Và với Outbound, việc nhân viên bán hàng liên hệ trước với khách hàng sẽ khiến việc bán hàng được thực hiện một cách khéo léo và hiệu quả.

Quy trình bán hàng Outbound

Không giống như bán hàng Inbound (người liên hệ trước là khách hàng tiềm năng), bán hàng Outbound lại hoàn toàn ngược lại, nhân viên bán hàng hoặc công ty sẽ là người chủ động liên hệ với khách hàng. Sau khi liên hệ được với khách hàng, quy trình bán hàng sẽ chuyển khách hàng từ chưa có nhận thức về sản phẩm sang các bước mua hàng kế tiếp.

Dưới đây là sơ lược về quy trình tiêu chuẩn trong bán hàng Outbound:

1. Tìm kiếm

Giống như bán hàng Inbound, Outbound bắt đầu bằng cách xây dựng danh sách các khách hàng tiềm năng có khả năng quan tâm. Tuy nhiên, không giống với những nỗ lực mà Inbound tạo ra để thu hút khách hàng, cái Outbound nhắm đến lại là tiếp cận khách hàng.

Đôi khi các đại diện bán hàng sẽ mua những danh sách về những người hoặc một nhóm giống nhau dựa trên thông tin về nhân khẩu học. Hoặc họ có thể thu thập các danh sách gồm những người có cùng sở thích và vị trí địa lý trên các trang mạng xã hội như Facebook, Google, LinkedIn… Chỉ cần một cái click chuột, bạn có thể dễ dàng lọc ra một danh sách dựa trên các tiêu chí cụ thể như địa lý, chức vụ, công việc, quy mô công ty đang làm việc… 

Để có cách xây dựng danh sách với những tiêu chí cụ thể hơn, bạn cũng có thể sử dụng các công cụ tìm kiếm bằng email (email finder tools). Nó có thể giúp bạn tìm ra những địa chỉ email hợp lệ của những cá nhân cụ thể, những người trong một tổ chức.. mà bạn muốn liên hệ để giới thiệu sản phẩm.

2. Tiếp cận

Nguồn ảnh: blog.close.com

Tiếp cận khách hàng tiềm năng.

Sau khi đã có danh sách những khách hàng mà bạn muốn nhắm tới, bạn có thể bắt đầu bằng việc gọi điện thoại, gửi email và tạo quảng cáo hoặc cử một nhóm nhân viên bán hàng đến thăm trực tiếp các khách hàng tiềm năng tại cơ sở kinh doanh của riêng họ. Mục đích của việc này là thu hút khách hàng tiềm năng trả lời tin nhắn hoặc nhận cuộc gọi của bạn để bạn có thể bắt đầu quy trình bán hàng thực sự.

3. Xác định khách hàng tiềm năng

Khi bạn đã thành công trong việc giành được sự chú ý của khách hàng tiềm năng, thì khâu quan trọng tiếp theo là phải xác định đây có đúng là khách hàng thực sự có thể mang lại lợi nhuận cho công ty bạn hay không? Bạn cần phải xác định xem khách hàng có thực sự hứng thú với sản phẩm hay không trước khi bạn hướng họ đến quyết định mua cuối cùng.

Kỹ năng đánh giá khách hàng tiềm năng là một trong những kỹ năng cần thiết nhất của một đại diện bán hàng. Hầu hết mọi người đều chỉ tập trung vào các kỹ năng như thuyết phục khách hàng, xử lý từ chối, quảng cáo kinh doanh, chốt đơn… nhưng việc đánh giá được một khách hàng tiềm năng thực sự sẽ là nền tảng cơ bản tác động rất lớn đến quy trình bán hàng sau này. Nếu bạn thực sự giỏi trong việc đánh giá các khách hàng tiềm năng có đủ điều kiện mua hàng hay không, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho các giao dịch không cần thiết và dành nhiều thời gian hơn để chốt được đơn hàng.

4. Thuyết phục khách hàng

Nguồn ảnh: blog.close.com

Thuyết phục khách hàng tiềm năng.

Sau khi đã đáng giá khách hàng đủ điều kiện trở thành một khách hàng tiềm năng, bước tiếp theo sẽ là bước thuyết phục khách hàng. Bằng cách mô tả một cách sinh động về những lợi ích khách hàng sẽ nhận được từ giải pháp của bạn. Bạn sẽ dẫn dắt khách hàng muốn có được sản phẩm mà bạn cung cấp.

5. Xử lý từ chối

Cho dù một khách hàng tiềm năng có hài lòng về những đề xuất của bạn đến đâu, thì rất có thể họ vẫn sẽ có những lo ngại mà bạn cần giải quyết trước khi họ sẵn sàng đưa ra quyết định mua hàng. Vậy làm thế nào để bạn có thể xử lý từ chối của khách hàng?

6. Chốt đơn

Nguồn ảnh: blog.close.com

Thực hiện việc chốt đơn một cách nhanh chóng.

Một khi bạn đã giải quyết xong tất cả những từ chối từ khách hàng, sẽ có một lượng khách hàng tiềm năng đã sẵn sàng mua sản phẩm của bạn. Đã đến lúc bạn thực hiện bước tiếp theo: chốt đơn. 

Khi bạn đã xác định một khách hàng đủ điều kiện trở thành khách hàng tiềm năng, xác định họ phù hợp, thuyết phục họ về lợi ích của việc mua sản phẩm, xử lý những phản đối của họ… và sau đó kết thúc bằng: “Vâng, hôm nay em rất vui khi được nói chuyện với anh/chị, em hy vọng anh/chị cũng cảm thấy như vậy…”, vậy khi nào bạn mới thật sự đề cập đến việc chốt đơn?

Trong bán hàng, bạn phải cố gắng chốt đơn sớm và thường xuyên hỏi khách hàng, dù có bị từ chối. Một trong những cách tốt nhất để chốt đơn là việc sử dụng cách chốt đơn ảo. Hãy coi phương pháp này giống như một bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân về một liệu trình điều trị. Nếu bác sĩ chắc chắn rằng việc uống thuốc theo toa kê sẽ giúp bệnh nhân khỏe hơn, họ sẽ nói rất rõ ràng tại sao bệnh nhân cần tuân thủ kế hoạch điều trị.

Trong một thế giới hoàn hảo, bán hàng Outbound sẽ đưa khách hàng tiềm năng đi qua 6 bước trên, từ tìm kiếm khách hàng tiềm năng đến xử lý từ chối cho đến quyết định cuối cùng là mua sản phẩm. Tất cả các bước có thể xảy ra trong lần gọi đầu tiên hoặc sẽ mất nhiều ngày hoặc nhiều tháng. Tất cả phụ thuộc vào loại sản phẩm bạn đang bán và cách khách hàng đưa ra quyết định mua hàng.

Khi nào thì nên sử dụng phương pháp bán hàng Outbound?

Dưới đây là một số thời điểm thích hợp nhất để triển khai các chiến thuật bán hàng Outbound trong doanh nghiệp của bạn:

1. Nếu bạn có một sản phẩm đắt tiền và bán cho khách hàng doanh nghiệp

Nguồn ảnh: blog.close.com

 Các kỹ thuật bán hàng Outbound cần được ưu tiên.

Đây là một dấu hiệu tuyệt vời cho thấy bạn cần ưu tiên các kỹ thuật bán hàng Outbound, bởi vì nhóm khách hàng tiềm năng mà bạn có thể bán là một nhóm tương đối nhỏ.

2. Nếu bạn có một giải pháp hoàn toàn mới cho một vấn đề

Trong trường hợp này, nó không giống với việc mọi người sẽ tìm kiếm sản phẩm của bạn hay thậm chí mọi người còn không biết sản phẩm đó đã có mặt trên thị trường. Do đó sẽ thật tuyệt nếu có nhân viên bán hàng và những bài quảng cáo để khiến người tiêu dùng biết đến nhiều hơn các sản phẩm của bạn.

3. Nếu sản phẩm của bạn có chu kỳ bán hàng dài

Nguồn ảnh: blog.close.com

Công cụ tự động hóa tiếp thị và bán hàng giúp quá trình theo dõi trở nên dễ dàng hơn.

Điều này có nghĩa là bạn sẽ cần theo dõi một cách thường xuyên. Tin tốt cho bạn là nhờ các công cụ tự động hóa tiếp thị và bán hàng, quá trình theo dõi trở nên dễ dàng hơn. Ví dụ, việc gọi điện thoại tự động cho phép các nhân viên bán hàng tiết kiệm thời gian hơn là gọi điện thoại theo cách thủ công và chờ mọi người nhấc máy. Từ đó nhân viên có nhiều thời gian hơn dành cho việc nói chuyện với các khách hàng tiềm năng. Thủ tục bán hàng qua email (hay còn gọi là các chiến dịch nhỏ giọt được tối ưu hóa cho những người bán hàng) sẽ giúp gợi nhắc liên tục về sản phẩm trong tâm trí khách hàng. Nhưng có lẽ bạn sẽ cần phải thúc đẩy khách hàng nhiều hơn nữa để rút ngắn chu kỳ bán hàng kéo dài cả tháng hoặc thậm chí cả năm, thay vì chờ đến các đợt giảm giá. 

4. Nếu bạn có đủ khả năng trả hoa hồng cho các đại diện bán hàng

Điều này có nghĩa là bạn sẽ có thể thu hút những tài năng hàng đầu. Nếu bạn đang bán một sản phẩm có biên lợi nhuận mỏng như dao cạo, bạn sẽ không thể trả nhiều tiền cho quảng cáo hoặc cho nhân viên bán hàng làm tiếp thị cho bạn. Bạn cần một mặt hàng có giá thành cao để bạn có thể thu được lợi nhuận từ việc bán hàng Outbound. Khác với Inbound khi mà doanh thu được tạo ra từ một số lượng lớn các giao dịch giá trị nhỏ tạo, Outbound lại cần phải tìm kiếm những đơn hàng có giá trị lớn.

5. Nếu bạn đang nhắm mục tiêu đến một đối tượng không phiền khi nhận những cuộc gọi chào hàng

Nguồn ảnh: blog.close.com

Một số đối tượng không ngại nhận những cuộc gọi bán hàng.

Một số đối tượng không ngại nhận những cuộc gọi bán hàng, vậy nên việc sử dụng phương pháp bán hàng Outbound để hướng dẫn khách hàng mua hàng mà không cần phải tự tìm hiểu. Nói như vậy không có nghĩa ai cũng thích nghe máy khi bị gọi chào hàng. Mọi người đều bận rộn và có quá nhiều thứ để phải quan tâm trong cuộc sống của riêng mình và chắc chắn họ không muốn bị làm phiền một chút nào. 

6. Bạn có mục tiêu rõ ràng

Bán hàng Outbound giống như một cuộc đi săn. Điều đó có nghĩa là bạn có thể tập trung vào những đối tượng chủ chốt. Ví dụ: Nếu bạn muốn tiếp cận các nhà khoa học dữ liệu tại Spotify, thì Outbound là cách tiếp cận dễ dàng nhất. Bởi với các kỹ thuật bán hàng Inbound, bạn sẽ không có cơ hội đạt được một mục tiêu nhỏ như vậy. 

Phần tiếp theo dưới đây chúng ta sẽ nói về ưu, nhược điểm của 2 phương thức bán hàng này.

Ưu và nhược điểm của bán hàng Inbound

Có rất nhiều ưu điểm, cũng như nhược điểm khi sử dụng chiến lược bán hàng Inbound.

Ưu điểm:

  • Bán hàng Inbound có thể được áp dụng cho hầu hết mọi doanh nghiệp: Cho dù nhóm bán hàng của bạn làm việc riêng với B2B hoặc B2C hay là với cả hai, bạn đều có thể sử dụng bán hàng Inbound ứng dụng vào Facebook, chiến dịch email, trang web định hướng bán hàng như một phần trong chiến lược bán hàng .
  • Bán hàng Inbound có khả năng mở rộng cao: Nhờ sức mạnh của Internet, bạn có thể tiếp cận với số lượng người không giới hạn thông qua việc tạo một bài đăng trên blog, bởi không có một nhân viên bán hàng nào có thể gọi cho tất cả những người quan tâm về sản phẩm ở khắp mọi nơi trên thế giới. Vì vậy, miễn là bài đăng đủ tính hấp dẫn tức là bạn đã tạo ra một nội dung có thể được sử dụng trong nhiều năm tới. Mặt khác, cũng có hàng triệu bài đăng trên blog mà không có bất kỳ một lượt xem nào. Vì vậy, nếu bạn tạo ra nội dung, hãy đảm bảo rằng bạn cũng có sẵn chiến lược để hướng việc hiển thị nội dung đó đến đúng người bằng một số phương pháp như tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), quảng cáo đối tác, quảng cáo có trả tiền, tương tác với cộng đồng…
  • Bạn có thể tinh gọn: Bởi vì chiến lược bán hàng này có khả năng mở rộng, sử dụng chiến lược bán hàng Inbound có nghĩa là bạn có thể có một nhóm gọn gàng hơn nhưng vẫn tạo ra những khách hàng tiềm năng chất lượng.
 

Nguồn ảnh: blog.close.com

Có thể tinh gọn một nhóm nhỏ hơn nhưng vẫn tạo ra những khách hàng tiềm năng chất lượng.

  • Nó tạo ra ít xung đột bán hàng hơn: Theo Báo cáo của Demand Gen, 47% người mua đã xem 3 đến 5 phần nội dung trước khi tương tác với đại diện bán hàng. Với quy trình bán hàng Inbound, khách hàng tiềm năng của bạn có thể thực hiện các nghiên cứu trước nhiều hay ít tùy ý và sau đó mua hàng vào bất kỳ thời điểm nào thuận tiện nhất cho họ.
  • Nó định vị bạn như một nhà lãnh đạo: Tạo nội dung Inbound có thể giúp bạn và tổ chức của bạn trở thành một nhà lãnh đạo tư tưởng trong ngành bằng cách tạo ra nội dung chất lượng, đón đầu xu hướng và đưa ra góc nhìn độc đáo trong các cuộc trò chuyện, bạn sẽ tạo ra sự khác biệt cho mình so với các đối thủ cạnh tranh.

Và nếu muốn, bạn sẽ trở thành một tiếng nói đáng tin cậy trong số những người mua của mình và nhóm bán hàng của bạn sẽ trông đáng tin cậy hơn.

Nhược điểm

  • Bán hàng Inbound cần rất nhiều nỗ lực ban đầu: Sẽ thật tuyệt nếu bài đăng của bạn trên blog nằm trong TOP 1 tìm kiếm trên Google. Nhưng trong thực tế, bạn phải mất rất nhiều thời gian mới có thể đạt được kết quả đó. Bạn sẽ cần nỗ lực đầu tư rất nhiều trước khi nhìn thấy kết quả đầu tiên. Bạn sẽ phải đảm bảo nguồn thu của công ty trong 2 năm tới sẽ không bị ảnh hưởng hay phụ thuộc vào những gì bạn đang làm ngay lúc này.
  • Bán hàng Inbound cần có cam kết về thời gian: Nếu bạn không dành thời gian xây dựng một nền tảng vững chắc, thì chiến lược của bạn sẽ rất dễ bị sụp đổ. “Chi phí khởi động” được dùng để tạo ra các nội dung, đặc biệt là bản sao chuyển đổi có chất lượng cao, bất kể ở nền tảng nào. Bất kỳ chiến dịch nào cũng sẽ yêu cầu đầu tư thời gian cho nhóm bạn … mà không đạt được kết quả nhanh chóng ngay lập tức.
  • Phương pháp này không phải lúc nào cũng thành công với các mặt hàng có giá thành cao: Bởi vì một quy trình bán hàng Inbound cung cấp khá nhiều nghiên cứu cho người tiêu dùng, việc chuyển đổi các mặt hàng giá thành cao trở thành doanh số bán hàng có thể khó khăn hơn. Nếu việc từ chối không được giải quyết trong nội dung mà người mua đang xem xét, thì bạn có thể đã mất đi khoản bán hàng trước khi bạn có cơ hội biết rằng bạn đã từng có nó.
 

Nguồn ảnh: blog.close.com

Bán hàng Inbound không phải lúc nào cũng thành công với các mặt hàng có giá thành cao.

  • Nó đòi hỏi nhóm của bạn phải có một bộ kỹ năng đa dạng: Nhóm của bạn phải có một loạt các kỹ năng để giúp việc tiếp thị nội dung trở nên hiệu quả.
  • Dữ liệu là vua (nhưng có thể gây nhầm lẫn): Tất cả những nhân viên bán hàng giỏi đều biết dữ liệu quan trọng như thế nào đối với việc chốt doanh số, dự đoán thành công trong tương lai và thậm chí dự báo doanh số bán hàng. Tuy nhiên, với chiến lược bán hàng Inbound, việc theo dõi dữ liệu và ROI có thể sẽ gặp khó khăn, đặc biệt là với các khách hàng tiềm năng đến từ nhiều kênh như vậy.
 

Có một CRM vững chắc là chính là chìa khóa thành công và việc biết cách triển khai phân tích trang web để thu thập dữ liệu trên tất cả các kênh cũng vậy. Nếu không, bạn sẽ không bao giờ biết chiến dịch của mình hiệu quả như thế nào hoặc làm thế nào để tái tạo nó.

Ưu và nhược điểm của bán hàng Outbound

Trong phần này, chúng tôi sẽ phân tích một số vấn đề chung mà nhóm bán hàng của bạn có thể gặp phải khi chọn phương thức bán hàng Outbound:

Ưu điểm

  • Bán hàng Outbound (vẫn) hoạt động: Cho dù thế giới đã thay đổi bao nhiêu, thì các nguyên tắc cơ bản của bán hàng vẫn như cũ, bởi vì chúng dựa trên các nguyên tắc cơ bản của bản chất con người. Và một phần trong số đó là thành công của doanh số bán hàng Outbound. Đó là nền tảng vững chắc cho kỹ năng bán hàng dù cho mọi thứ có liên tục thay đổi và phát triển. Một nghiên cứu gần đây của Marc Wayshak cho thấy, đến năm 2019, trong một thế giới bị thống trị bởi mạng xã hội và tiếp thị qua email, điện thoại vẫn là một chiến thuật bán hàng quan trọng. 41% số người được hỏi cho rằng điện thoại là công cụ bán hàng hiệu quả nhất bởi:
  • Công cụ này có thể dự đoán được và có thể mở rộng: Cái hay của việc xây dựng chiến lược bán hàng Outbound là bạn có được một cơ chế tăng trưởng có thể dự đoán được và có thể mở rộng cho doanh nghiệp của mình. Khi bạn tiếp tục phát triển quy trình bán hàng và thuê những nhân viên bán hàng mới, bạn vẫn sẽ có cùng một công thức để đạt thành công. Bạn sẽ biết những hành động thực hiện bây giờ sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của bạn trong ba, sáu và chín tháng kế tiếp.
  • Bạn có thể nhận được kết quả ngay lập tức: Một quy trình bán hàng Outbound sẽ giúp bạn nhận được phản hồi ngay lập tức từ khách hàng tiềm năng của mình và có thể tạo khách hàng tiềm năng nhanh hơn nhiều so với inbound. Bán hàng Inbound cần có thời gian để thành công, vậy nên nếu bạn muốn phát triển nhanh, thì Outbound chính là giải pháp dành cho bạn.
  • Bạn có một xu hướng tăng trưởng: Doanh số bán hàng Outbound cho phép tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Outbound mang lại độ chính xác và hiệu quả hơn nhiều trong việc tiếp cận mục tiêu của bạn. Ví dụ, nếu bạn muốn trở thành Phó Giám đốc Tiếp thị của Microsoft, thì Outbound là con đường tốt nhất bạn nên lựa chọn. 
  • Tiếp xúc với con người là không thể thay thế: Hãy hỏi bất kỳ nhân viên bán hàng nào về cách tiếp cận bán hàng hiệu quả và có ảnh hưởng nhất, chắc chắn tất cả họ đều sẽ chọn phương thức liên hệ trực tiếp. Không có phương thức tiếp thị kỹ thuật số nào có thể thay thế được sự tương tác trực tiếp giữa nhân viên bán hàng và khách hàng tiềm năng. 

Nhược điểm

  • Những cuộc gọi chào hàng có thể gây phản tác dụng: Khi mọi người nghĩ đến doanh số bán hàng Outbound, hình ảnh đầu tiên xuất hiện trong tâm trí bạn có lẽ là hình ảnh một nhân viên tiếp thị qua điện thoại gọi điện trong bữa tối khiến khách hàng không vui một chút nào. Vì vậy, muốn tiếp thị qua điện thoại cần phải tinh chỉnh lại kịch bản bán hàng hoặc có các chiêu trò bán hàng để vượt qua khuôn mẫu này.
  • Bạn sẽ luôn làm làm phiền mọi người bằng câu mở đầu cuộc gọi “Xin lỗi, anh/chị có thể dành một chút thời gian cho cho em được không ạ?”: Bán hàng Outbound và sự làm phiền luôn đi đôi với nhau. Theo Forbes, có khoảng 4.000 đến 10.000 người trưởng thành ở Mỹ liên tục bị tấn công bởi các chiêu trò bán hàng và quảng cáo mỗi ngày. Do đó, nhóm bán hàng của bạn phải tinh ý để điều chỉnh các chiến lược tiếp thị để thúc đẩy, kêu gọi, giảm giá để khách hàng không thể làm ngơ với cuộc gọi của bạn.
  • Bán hàng Outbound yêu cầu tư duy và công cụ bán hàng phù hợp — cộng với rất nhiều kỷ luật: Nghiên cứu của Marc Wayshak cho thấy 82% những người hoạt động hiệu quả dành 4 giờ trở lên cho các hoạt động liên quan đến bán hàng. Và Nhóm Bán hàng Ovation nhận thấy trung bình nhân viên bán hàng triển vọng mất 6,25 giờ để đặt một cuộc hẹn. Trên thực tế, thời gian có thể được rút ngắn bằng cách sử dụng một phần mềm bán hàng Outbound vững chắc, nhưng đó vẫn là một điểm khó khăn lớn.
 

Nguồn ảnh: blog.close.com

Bán hàng Outbound yêu cầu tư duy và công cụ bán hàng phù hợp.

  • Bạn cần một đội ngũ bán hàng có động lực: Để thành công trong việc bán hàng Outbound, bạn phải làm việc liên tục không ngừng nghỉ. Nếu bạn dừng lại thì doanh số bán hàng Outbound của bạn cũng vì vậy mà chững lại. 
  • Một trong những lợi thế lớn nhất của bán hàng Inbound là nó tiếp tục tạo ra khách hàng tiềm năng ngay cả khi bạn ngừng tiếp thị bán hàng. Nhưng đối với Outbound, ngừng hoạt động sẽ dẫn đến ngừng việc tạo ra hoạt động kinh doanh mới. Đó là lý do tại sao động lực bán hàng rất quan trọng đối với các nhóm bán hàng Outbound.
 

Trên đây là Phần 2 của bài viết “Bán hàng Inbound hay Outbound – Đâu là phương pháp bán hàng mà bạn nên quan tâm?”. Trong phần trên, chúng tôi đã nói về 2 quy trình bán hàng Inboundbán hàng Outbound cũng như ưu/ nhược điểm của 2 phương pháp này. 

Ở phần cuối trong bài viết sau, chúng tôi sẽ đề cập đến 2 mục cuối là Thiết lập nhóm bán hàng Inbound và Outbound của bạn và Những giải pháp phần mềm CRM hàng đầu dành cho bán hàng Inbound và Outbound. Các bạn nhớ theo dõi và đón đọc nhé!

Gcalls là giải pháp phần mềm số hoá hệ thống điện thoại của doanh nghiệp, có khả năng tích hợp với nhiều phần mềm khác, giúp doanh nghiệp quản lý tập trung dữ liệu khách hàng và cuộc gọi, dễ dàng đánh giá KPI của đội ngũ bán hàng và CSKH, từ đó tăng doanh thu và nâng cao dịch vụ.

Bạn muốn xây dựng tổng đài CSKH và bán hàng chuyên nghiệp Gcalls?

Gcalls là giải pháp tổng đài chăm sóc khách hàng, telesales chuyên nghiệp. Với giao diện thân thiện, tích hợp nhanh chóng với các CRM, Helpdesk, SMS Brandname, Data Report,…. hệ sinh thái tổng đài mà Gcalls mang đến sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng chăm sóc tốt những khách hàng thân thiết, không bỏ lỡ bất kỳ cuộc gọi nhỡ nào, xử lý phàn nàn của khách hàng hiệu quả, quản lý tốt mọi cuộc gọi, tiết kiệm nhiều chi phí trong xây dựng tổng đài. Và từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bạn trong thị trường mà khách hàng ngày càng khó tính và đòi hỏi những trải nghiệm được cá nhân hoá như ngày nay.

Bạn muốn xây dựng tổng đài CSKH và bán hàng chuyên nghiệp Gcalls?

(+84) 8985 870 99 (VN)

(+1) 2014739588 (Mỹ)

(+61) 485827088 (Úc)

Công ty cổ phần Gcalls - Giải pháp tổng đài CSKH & Bán Hàng

www.gcalls.co

 

Dịch vụ cho thuê giải pháp tổng đài ảo Chăm Sóc Khách Hàng & Bán Hàng
Dành cho các doanh nghiệp ưu tiên nâng cao hiệu suất, chú trọng trải nghiệm khách hàng và yêu dữ liệu

- Văn phòng tại Việt Nam: Phòng i102, Tòa Nhà A, khu công nghệ phần mềm, đường nội bộ ĐHQG-HCM, Khu Phố 6, Phường Linh Trung, Thành phố Thủ Đức

- Văn phòng tại Singapore: 1B Trengganu Street, Singapore (058455)

- Số Điện Thoại: (+84) 8985 870 99

- Email Tư Vấn: sales@gcalls.co

- Email Hỗ Trợ: support@gcalls.co

Fanpage