Liên hệ tư vấn ngay, Gọi: (+84) 8985 870 99

Email: sales@gcalls.co

Giờ làm việc: Thứ 2 – Thứ 7 8:30 – 17:00

Cách bán hàng hiệu quả bằng giọng nói

Nghe những lời từ chối của khách hàng thực sự là cơn ác mộng của mọi nhân viên bán hàng, vì vậy bạn chú tâm và nỗ lực truyền tải những thông điệp trong bài quảng cáo bán hàng của mình đến cho khách hàng và hy vọng nó hiệu quả. Bạn nghĩ khách hàng tiềm năng cũng chăm chú lắng nghe những gì bạn nói. Nhưng bất ngờ thay, hóa ra sự im lặng của họ không phải vì bài quảng cáo của bạn quá lôi cuốn, mà vì họ không hiểu bạn đang nói điều gì. Tình trạng này có thể xảy ra với bất kỳ nhân viên bán hàng nào, nhưng nó đặc biệt phiền phức đối với những người có giọng nói địa phương và sử dụng nhiều từ lóng khi nói chuyện.

Thành công trong bán hàng phụ thuộc vào khả năng giao tiếp, đàm phán và thuyết phục khách hàng của bạn. Điều này có thể làm cho việc không nói được giọng chuẩn, giọng phổ thông trở thành một vấn đề nghiêm trọng của bạn. Nhưng nó hoàn toàn có thể được giải quyết. Với sự tự tin, nhận thức và các chiến lược phù hợp, bạn có thể biến giọng nói của mình không còn là rào cản giúp bạn bán hàng hiệu quả.

Cách bán hàng hiệu quả bằng giọng nói

1. Để bán hàng hiệu quả, đầu tiên, bạn có thể lo lắng về giọng nói của mình, nhưng đừng nghĩ quá nhiều.

Nếu bạn nói giọng địa phương hay giọng vùng miền nào đó, đôi lúc bạn có thể lo lắng về việc bạn sẽ không nhận được sự tôn trọng hoặc sự cân nhắc từ khách hàng đối với những gì mà bạn nói.

Nhiều nhân viên bán hàng cũng đã từng gặp những vấn đề như bạn, họ không tự tin về giọng nói của mình. Bất cứ khi nào họ tương tác với khách hàng tiềm năng hoặc đối tác, cứ như có một giọng nói nhỏ trong đầu xuất hiện và nói:

“Bạn đang nói gì vậy? Thực sự không nghe được!”

Những câu nói đó cứ lẩn quẩn trong đầu và bạn bị ám ảnh về giọng nói của mình khi không thể giúp khách hàng hiểu những ý mà bạn muốn nói. Thật khó chịu khi bạn không thể diễn đạt một cách rõ ràng và tự tin bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Việc không nói được giọng chuẩn sẽ làm tăng thêm nhiều vấn đề liên quan khác mà giọng của bạn có thể gây ra.

Sự tự tin, niềm đam mê và nghị lực là những yếu tố cần quan tâm hàng đầu. Vì vậy trước khi bạn để giọng nói kiểm soát sự thành công của mình, hãy chủ động kiểm soát nó. Trước tiên bạn hãy tự tin với chính giọng nói của mình. Nếu bạn không quan tâm những trở ngại trong giọng nói của bạn thì rất có thể khách hàng cũng sẽ không quan tâm đến điều đó.

2. Tiếp theo, hãy hiểu rằng khách hàng của bạn là người duy nhất có thể xác định giọng của bạn có phải là một vấn đề hay không.

Giao tiếp là một quá trình trao đổi thông tin hai chiều, mặc dù sự tự tin sẽ giúp bạn trở thành một phần của quá trình đó, nhưng bạn cũng cần phải biết khách hàng cảm thấy như thế nào về giọng nói của bạn.

Trước tiên, bạn cần nghĩ xem khách hàng của bạn đến từ đâu và họ cảm nhận giọng của bạn như thế nào.

Ví dụ: ở nhiều quốc gia Châu Âu, giọng địa phương cho mọi người biết về lý lịch của bạn. Bạn lớn lên ở thành phố hay nông thôn? Bạn có được giáo dục tốt không? Bạn có phải xuất thân từ một gia đình giàu có?

Có sự không công bằng ở những quốc gia này, những nhân viên bán hàng nói giọng phổ thông có thể khiến mọi người ít suy xét hơn về họ, và công việc bán hàng của họ có thể dễ dàng hơn một chút.

May mắn thay giọng nói không phải là vấn đề nghiêm trọng khi bạn là một nhân viên bán hàng tại Mỹ. Dù vẫn còn một số nhận thức tiêu cực về giọng địa phương, nhưng Mỹ là một quốc gia được xây dựng dựa trên đa số dân nhập cư, chúng ta thấy những người xuất thân từ nhiều nơi khác nhau vẫn sử dụng giọng địa phương nhưng cũng đã trở thành CEO, chính trị gia hay những doanh nhân thành đạt. Nếu bạn vẫn chưa tin, hãy nhìn Arnold Schwarzenegger là một ví dụ.

Còn ở Việt Nam thì sao, chúng ta có 3 vùng miền là Bắc, Trung, Nam. Mỗi miền sẽ có một giọng nói đặc trưng riêng, và từng vùng miền lại có những giọng địa phương khác nhau. Những giọng đó mang những nét đặc trưng giúp cho mọi người nhận ra bạn đến từ vùng miền hay địa phương nào.

Hỏi khách hàng về vấn đề giọng nói của mình

Vì vậy bây giờ bạn hãy tự hỏi mình: “Khách hàng của tôi ở đâu? Và họ nghĩ gì về giọng của tôi?”. Và nếu bạn không chắc chắn về câu trả lời, điều đơn giản nhất cần làm là hãy hỏi họ. Hãy tiếp cận một trong những khách hàng của bạn và hỏi:

“Anh/chị có gặp khó khăn gì với giọng của em không?”

Bạn cần hiểu cách khách hàng tiềm năng cảm nhận giọng của bạn ra sao và bất kỳ thành kiến nào mà họ có thể có trước khi bạn có thể tìm cách giải quyết vấn đề đó.

3. Làm thế nào để bán hàng hiệu quả khi bạn không có giọng chuẩn?

Có một số giọng nói trên thế giới được coi là quyến rũ, ví dụ điển hình là giọng của người Pháp. Tuy nhiên những người khác có thể cảm thấy khó chịu khi nghe những giọng đó, bởi vì họ không phải người bản xứ và bạn không thể thay đổi điều đó.

Tuy nhiên, điều bạn có thể thay đổi là cách bạn tương tác với khách hàng tiềm năng và cách bạn cố gắng đạt mục tiêu bán hàng của mình.

Bạn có thể giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của giọng nói đối với những lời quảng cáo chào hàng hoặc trong những cuộc họp bằng một số mẹo thực tế hữu ích sau đây:

Gặp gỡ trực tiếp càng nhiều người càng tốt 

Khi gặp gỡ trực tiếp với mọi người, bạn không chỉ dựa vào lời nói để thể hiện cảm xúc và tâm trạng của mình. Bạn còn có thể sử dụng âm sắc, ngôn ngữ cơ thể để hỗ trợ cho giọng nói của mình trở nên thu hút hơn với mọi người. Gặp gỡ càng nhiều người, bạn có thêm nhiều cơ hội luyện tập để ứng biến trong nhiều tình huống thực tế.

Nếu bạn không thể gặp trực tiếp, hãy sắp xếp thực hiện các cuộc gọi video

Khi bạn có thể nhìn thấy ai đó, bạn có thể hiểu được ngôn ngữ cơ thể của họ. Họ có đang gượng gạo hay có vẻ bối rối và cần được giải thích? Bạn cũng có thể sử dụng môi trường xung quanh để hỗ trợ cho bài quảng cáo bán hàng của mình. Hãy cho khách hàng thấy rằng bạn hào hứng và đam mê với công việc bán hàng thông qua cách bố trí tại nơi bạn ngồi làm việc, phong cách ăn mặc của bạn,… Tất cả những điều này sẽ là sức mạnh giúp bạn có thêm sự tự tin và khẳng định được vị thế của mình, thay vì cảm thấy thiếu tự tin vì giọng địa phương mà bạn sử dụng.    

Nếu bạn nói chuyện qua điện thoại, hãy chú ý điều chỉnh tốc độ

Nếu bạn không thể thực hiện bất kỳ cuộc gặp trực tiếp nào với người bạn cần gặp, thay vào đó là bạn phải gọi điện để nói chuyện với họ, hãy nói chuyện với tốc độ vừa phải, nói chậm hơn một chút và to hơn một chút so với bình thường. Bất cứ khi nào bạn nói điều gì đó thực sự quan trọng, hãy chú ý nói chậm lại gấp đôi và nói lặp lại một lần nữa.

4. Cuối cùng, hãy cho phép khách hàng của bạn yêu cầu bạn lặp lại những gì bạn nói.

Dù bạn có nói giọng địa phương hay không thì điều quan trọng là phải luôn đảm bảo việc khách hàng hiểu những gì bạn nói, ngay cả khi bạn phải thực hiện việc lặp lại để cho khách hàng hiểu.

Tuy nhiên có một là vấn đề là nhiều khách hàng thường ngại yêu cầu bạn lặp lại những gì bạn đã nói. Vì vậy, điều bạn cần làm là phải loại bỏ điều khách hàng đang e ngại. Hãy chủ động và cho phép họ yêu cầu bạn làm rõ lại lần thứ hai hoặc thậm chí lần thứ ba bằng cách nói:

“Em biết là giọng của em cũng hơi khó nghe một chút. Nếu anh/chị chưa rõ chỗ nào thì vui lòng cho em biết để em lặp lại nhé”.

Dẫn dắt cuộc trò chuyện theo cách này không chỉ tạo ra sự thiện chí đáng trân trọng với khách hàng, mà còn mang lại cho họ ấn tượng rằng bạn tự tin vào bản thân và tin tưởng những gì bạn đang bán cho họ.

5. Ngay cả khi giọng của bạn là một trở ngại, bạn vẫn có thể chinh phục được nó để bán hàng hiệu quả.

Có rất nhiều tấm gương về những người đã tạo ra thành công và sự giàu có khi đối mặt với những khiếm khuyết về thể chất lẫn tinh thần của bản thân. Để vượt qua được những rào cản đó, tất cả họ đều tìm cách biến những bất lợi của bản thân thành lợi thế. Giọng nói của bạn cũng vậy, khi bạn xử lý nó đúng cách, nó giúp bạn hoàn thiện và tự tin hơn.

Giọng của bạn sẽ luôn là một trở ngại nếu bạn cứ giữ nó như vậy. Hãy luôn tự tin, nhận thức được giọng nói của mình như thế nào, chủ động học cách rèn luyện và cải thiện cách nói chuyện với khách hàng dù là trực tiếp hay qua điện thoại, chúng tôi tin bạn sẽ đạt được thành công dù cho giọng nói của bạn như thế nào.

Chúng tôi muốn nghe thêm những câu chuyện của bạn về việc bán hàng hiệu quả bằng giọng địa phương. Nếu bạn có câu chuyện hài hước, những chiến lược hoặc phương pháp hay nhất để bán hàng bằng giọng nói của riêng mình, hãy cho chúng tôi biết trong phần bình luận bên dưới nhé.

Gcalls là giải pháp phần mềm số hoá hệ thống điện thoại của doanh nghiệp, có khả năng tích hợp với nhiều phần mềm khác, giúp doanh nghiệp quản lý tập trung dữ liệu khách hàng và cuộc gọi, dễ dàng đánh giá KPI của đội ngũ bán hàng và CSKH, từ đó tăng doanh thu và nâng cao dịch vụ.

Bạn muốn xây dựng tổng đài CSKH và bán hàng chuyên nghiệp Gcalls?

Gcalls là giải pháp tổng đài chăm sóc khách hàng, telesales chuyên nghiệp. Với giao diện thân thiện, tích hợp nhanh chóng với các CRM, Helpdesk, SMS Brandname, Data Report,…. hệ sinh thái tổng đài mà Gcalls mang đến sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng chăm sóc tốt những khách hàng thân thiết, không bỏ lỡ bất kỳ cuộc gọi nhỡ nào, xử lý phàn nàn của khách hàng hiệu quả, quản lý tốt mọi cuộc gọi, tiết kiệm nhiều chi phí trong xây dựng tổng đài. Và từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bạn trong thị trường mà khách hàng ngày càng khó tính và đòi hỏi những trải nghiệm được cá nhân hoá như ngày nay.

Bạn muốn xây dựng tổng đài CSKH và bán hàng chuyên nghiệp Gcalls?

(+84) 8985 870 99 (VN)

(+1) 2014739588 (Mỹ)

(+61) 485827088 (Úc)

Công ty cổ phần Gcalls - Giải pháp tổng đài CSKH & Bán Hàng

www.gcalls.co

 

Dịch vụ cho thuê giải pháp tổng đài ảo Chăm Sóc Khách Hàng & Bán Hàng
Dành cho các doanh nghiệp ưu tiên nâng cao hiệu suất, chú trọng trải nghiệm khách hàng và yêu dữ liệu

- Văn phòng tại Việt Nam: Phòng i102, Tòa Nhà A, khu công nghệ phần mềm, đường nội bộ ĐHQG-HCM, Khu Phố 6, Phường Linh Trung, Thành phố Thủ Đức

- Văn phòng tại Singapore: 1B Trengganu Street, Singapore (058455)

- Số Điện Thoại: (+84) 8985 870 99

- Email Tư Vấn: sales@gcalls.co

- Email Hỗ Trợ: support@gcalls.co

Fanpage