Liệu có bao giờ bạn tự hỏi: Telesale là gì? Bán hàng qua điện thoại là gì? Nếu bạn chưa có câu trả lời thì hãy dành một chút thời gian để nghĩ về vài cuộc gọi tiếp thị qua điện thoại gần đây nhất mà bạn nhận được, đó là những cuộc gọi từ một người nào đó mà bạn không biết và chưa bao giờ nghe nói đến và họ đang cố gắng bán cho bạn thứ gì đó.
Tiếp thị qua điện thoại là gì?
Bây giờ, hãy nhắm mắt và nhớ lạ xem những cuộc gọi tiếp thị đó bắt đầu như thế nào?
Liệu đoạn hội thoại dưới đây có gần giống với những gì bạn đã trải qua: Bạn nhận được cuộc gọi từ một số lạ và tự hỏi, “Đây là ai?”
Những gì bạn nghe thấy từ đầu dây bên kia là việc một nhân viên bán hàng qua điện thoại đang huyên thuyên giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ mà họ đang cung cấp với vô số thuật ngữ chuyên ngành lạ tai.
Và dù họ có nói bao nhiêu thì thông điệp cuối cùng mà bạn nhận được từ một cuộc gọi như vậy là: ĐÂY LÀ MỘT BÀI THUYẾT TRÌNH BÁN HÀNG! TÔI ĐANG THỰC HIỆN VIỆC GỌI CHO HÀNG TRĂM KHÁCH HÀNG MỖI NGÀY VÀ NÓI CHÍNH XÁC NHỮNG ĐIỀU MÀ TÔI ĐÃ NÓI VỚI BẠN. NẾU BẠN KHÔNG MUA SẢN PHẨM CỦA CHÚNG TÔI, TÔI SẼ TIẾP TỤC GỌI CHO ĐẾN KHI BẠN MUA CHÚNG!
Nếu bạn có sự nhầm lẫn giữa các khách hàng với nhau, bạn sẽ dễ đánh mất họ
Nguồn ảnh: mistiburmeister.com
Nếu bạn có sự nhầm lẫn giữa các khách hàng với nhau, bạn sẽ dễ đánh mất họ.
Là một nhân viên bán hàng đã thực hiện hàng chục nghìn cuộc gọi tiếp thị qua điện thoại, bạn biết chính xác mình đang nói gì. Bạn đã nói điều đó rất nhiều lần và bạn thuộc lòng tất cả.
Bạn nắm rõ kịch bản gọi điện thoại cho khách hàng trong lòng bàn tay.
Nhưng khách hàng tiềm năng của bạn thì không.
Bạn cần phải nói và truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và phải cho khách hàng hiểu hết tất cả những gì bạn nói. Đừng nói hết tất cả mười phần thông tin khi mà khách hàng của bạn chỉ mới hiểu 1/10 thông tin đó.
Vậy câu hỏi đầu tiên bạn cần trả lời khi thực hiện cuộc gọi bán hàng qua điện thoại là gì?
Bạn cần cho khách hàng biết bạn là ai! Và bạn không làm điều đó bằng cách nói: “XinchàoanhchịemgọitừcôngtyABCnơicungcấpsảnphẩmDEF…”.
Chắc chắn khách hàng sẽ chẳng kịp hiểu điều gì khi mà bạn cứ nói một mạch không ngừng nghỉ, không nhấn nhá hay dùng ngữ điệu vào trong lời nói.
Vì vậy, thay vào đó, hãy truyền đạt thông tin cho khách hàng một cách rõ ràng bạn là ai.
Hãy thử cách nói như: “Dạ em chào chị, em là Dung.” [Tạm dừng một giây]
Khách hàng nghĩ: “Là Dung nào nhỉ. Mình có biết ai tên Dung không ta?”
“Em gọi từ Gcalls, công ty chuyên cung cấp giải pháp phần mềm tổng đài ạ.” [Tạm dừng một giây]
Khách hàng nghĩ: “Gcalls? Nghe tên có vẻ lạ nhỉ?”
“Bên em chuyên cung cấp các giải pháp phần mềm số hoá hệ thống điện thoại của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp quản lý tập trung dữ liệu khách hàng và cuộc gọi, dễ dàng đánh giá KPI của đội ngũ bán hàng và CSKH, từ đó tăng doanh thu và nâng cao dịch vụ. Không biết là anh/ chị có thể dành cho em chút thời gian để tư vấn hỗ trợ cho mình được không ạ?”
Bây giờ, nếu khách hàng nói “OK, em cứ nói đi, chị đang nghe đây”, tức là bạn đã được tiếp tục trò chuyện và trình bày về sản phẩm của mình! Họ biết bạn là ai. Họ biết những gì bạn làm. Họ biết công ty của bạn. Và bây giờ bạn đã nhận được sự cho phép của họ để quảng cáo cho sản phẩm của mình.
Hãy giữ tinh thần thoải mái và chuyên nghiệp khi trò chuyện với khách hàng
Nguồn ảnh: blog.close.com
Hãy giữ tinh thần thoải mái và chuyên nghiệp khi trò chuyện với khách hàng.
Khi bạn thực hiện một cuộc gọi tiếp thị qua điện thoại, giọng nói của bạn giữ vai trò rất quan trọng. Đặc biệt là trong các cuộc gọi B2B, mọi người thường cố gắng trở thành “một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp” nhất có thể để tạo dựng mối quan hệ tốt với khách hàng.
Đừng cố gắng trở nên “chuyên nghiệp”, hãy cố gắng trở thành một nhân viên bán hàng có năng lượng tích cực. Hãy cố gắng trở thành người mà mọi khách hàng đều muốn trò chuyện.
Bên cạnh đó, điềm tĩnh và sự nhiệt tình cũng sẽ giúp ích rất nhiều trong thành công của các cuộc gọi bán hàng.
Nếu bạn không truyền tải giá trị của những gì bạn đang cung cấp một cách nhiệt tình và có cảm xúc, thì có nghĩa là bạn đang nói với khách hàng rằng sản phẩm của bạn chẳng có giá trị gì cả. Nên dù bạn có nói đúng, nói thật về sản phẩm thì cũng chẳng còn hiệu quả gì nữa.
Một trong những yếu tố giúp bạn trở thành một nhân viên tiếp thị bán hàng qua điện thoại tuyệt vời đó là trở thành một diễn viên giỏi. Những diễn viên giỏi sẽ không biểu đạt cảm xúc một cách giả tạo mà là họ biết cách sử dụng chúng theo ý muốn.
Đó không phải là sự nhiệt tình giả tạo, mà là họ đang đặt bản thân của mình vào trạng thái tràn đầy năng lượng, nơi sự nhiệt tình thực sự tỏa sáng.
Nên nói như thế nào để khách hàng có hứng thú lắng nghe cuộc gọi tiếp thị qua điện thoại của bạn?
Nguồn ảnh: blog.close.com
Nên nói như thế nào để khách hàng có hứng thú lắng nghe cuộc gọi tiếp thị qua điện thoại của bạn?
Bạn không cần phải có giọng nói như Nguyễn Ngọc Ngạn để khiến mọi người muốn lắng nghe một cách tự nhiên. Bạn chỉ cần sử dụng chính giọng nói của bạn và điều chỉnh lại sao cho phù hợp.
Hãy nói chậm lại, phát âm to rõ ràng, có nhấn nhá và ngắt câu khi cần thiết.
Hãy tự nghe chính mình nói chuyện khi gọi tiếp thị qua điện thoại thông qua các bản ghi âm cuộc gọi của bạn. (Gcalls hiện cũng đang cung cấp các giải pháp phần mềm cuộc gọi có tích hợp tính năng tự động ghi lại tất cả các cuộc gọi bán hàng và lưu trữ chúng an toàn trên mô hình điện toán đám mây.)
Lúc đầu, bạn có thể sẽ bị sốc về tần suất sử dụng những từ ngữ không phù hợp trong các cuộc gọi hoặc liên tục lắp bắp, à, ừm… nhưng rất nhanh thôi, bạn sẽ trở nên ý thức hơn về cách bạn nói và sẽ có thể giao tiếp với khách hàng một cách chuyên nghiệp hơn.
Trên đây là thông tin liên quan đến khái niệm tiếp thị qua điện thoại và một vài lời khuyên về cách giúp thực hiện cuộc gọi tiếp thị trở nên hiệu quả hơn. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn trở thành một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp và là người mà mọi khách hàng đều muốn trò chuyện.