Quy trình 8 bước bán hàng là quy trình bán hàng cơ bản dành riêng cho nhân viên sales. Bạn nên chuẩn bị gì trước khi gặp khách hàng? Làm thế nào để liên hệ và thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn? Những bước cần thực hiện sau khi bán hàng? Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn quy trình cụ thể và những cách quản lý bán hàng hiệu quả như quản lý nhân viên, hay mua phần mềm quản lý bán hàng,… Vậy nên bạn đừng bỏ qua bài viết này nhé!
Quy trình 8 bước bán hàng cơ bản của nhân viên sales
4 bước đầu trong quy trình 8 bước bán hàng
Bước 1: Chuẩn bị trước khi gặp khách hàng
Đây là bước đầu tiên trong quy trình 8 bước bán hàng. Trước khi có buổi gặp gỡ trực tiếp với khách hàng, nhân viên sales cần hiểu rõ về đặc điểm, công dụng, tính năng, giá bán,…của sản phẩm để có thể tư vấn cho khách hàng một cách tốt nhất. Ngoài việc nắm rõ thông tin sản phẩm, bạn cũng cần tìm hiểu về đối tượng khách hàng mình đang tiếp thị là ai, có những nhu cầu gì và chuẩn bị sẵn tâm lý, tinh thần để gặp khách hàng.
Bước 2: Tiếp cận khách hàng
Tại bước này, nhân viên kinh doanh sẽ tiếp cận lần đầu tiên với khách hàng. Hãy coi đây là cơ hội để xây dựng mối quan hệ lâu dài với họ. Một số cách tiếp cận khách hàng phổ biến thường được áp dụng như:
- Tiếp cận khách hàng thông qua giới thiệu
- Tặng khách hàng qua mẫu dùng thử (để khách hàng có thể biết và cảm nhận về chất lượng của sản phẩm)
- Xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng
- Gợi ý cho khách hàng dùng sản phẩm
- Lắng nghe lời góp ý của khách hàng
- Gửi tư liệu về sản phẩm
- Kiên trì thuyết phục khách hàng đến cùng
Bước 3: Thương thuyết
Nhân viên bán hàng cần xác định mục tiêu đạt được khi đến gặp khách hàng. Chẳng hạn như tạo sự chú ý cho khách hàng hay xua tan nghi ngờ và tạo niềm tin về giá trị sản phẩm cho người mua. Vì vậy, người bán hàng nên có lời mở đầu cuốn hút để tạo thiện cảm.
Chủ đề dẫn dắt câu chuyện cần đa dạng để khơi gợi được sự thích thú, đánh trúng tâm lý khách hàng. Quan trọng nhất là phải phù hợp với đối tượng khách hàng và không nên liên quan đến chính trị, tôn giáo.
Bước 4: Đưa ra các minh chứng cụ thể thực tiễn
Tại bước này, nhân viên kinh doanh sẽ đưa những ví dụ về các cá nhân hoặc tổ chức đã từng sử dụng sản phẩm. Có thể đưa ra những hình ảnh, biểu đồ, thư cảm ơn của những khách hàng này. Bên cạnh đó cũng cần dùng những từ ngữ khẳng định chắc chắn về sản phẩm, tránh các từ mơ hồ như có lẽ, khoảng, hình như,… Nên có sự so sánh về ưu điểm sản phẩm với những loại sản phẩm khác trên thị trường. Nếu có thể, bạn hãy khuyến khích khách hàng tự trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ của mình.
4 bước cuối trong quy trình bán hàng 8 bước bán hàng
Bước 5: Xử lý từ chối của khách hàng
Khách hàng thường đưa ra rất nhiều lý do để từ chối như giá thành quá cao, chất lượng sản phẩm không tốt, không có nhu cầu,… Vì vậy, người bán hàng cần hết sức bình tĩnh khi xử lý các tình huống này. Đặc biệt cần tránh tình trạng nổi nóng hoặc đôi co với khách. Bạn nên diễn giải cho người mua hiểu và cảm nhận được ưu điểm, những giá trị của sản phẩm nhằm khơi dậy nhu cầu mua hàng.
Bước 6: Xúc tiến đơn đặt hàng
Khi khách hàng có biểu hiện quan tâm đến sản phẩm sẽ hỏi những câu liên quan đến đặc điểm sản phẩm, giá cả, các chương trình hậu mãi hoặc quà tặng đi kèm,… Cơ hội thường đến và đi rất nhanh nên nhân viên bán hàng cần nắm bắt kịp thời, xúc tiến khách hàng quyết định nhanh như gợi ý khách hàng mua một ít dùng thử, hay đề nghị khách hàng góp ý để hoàn thiện, đề nghị xác định đặt hàng,… Sau khi đã ký kết đơn hàng, nhân viên bán hàng cần chuyển chúng đến những bộ phận liên quan.
Bước 7: Xử lý phàn nàn
Xử lý phàn nàn từ khách hàng là bước đi cần sự khéo léo, thông minh trong 8 bước bán hàng cơ bản. Thực hiện tốt điều này sẽ tránh việc khách hàng phàn nàn với người khác. Đồng thời giúp giữ mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, nâng cao cơ hội bán hàng cho những người khác.
Người bán hàng xử lý bằng cách tiếp nhận phàn nàn và xác định xem lỗi thuộc về sản phẩm hay khách hàng. Sau đó nhanh chóng đưa ra giải pháp khắc phục.
Bước 8: Chăm sóc sau bán hàng
Bao gồm các hoạt động như gửi thư cảm ơn, cung cấp dịch vụ miễn phí, tạo ra sự kiện để khách hàng giao lưu và thường xuyên thăm hỏi khách hàng vào những dịp đặc biệt. Đây là hoạt động vô cùng quan trọng trong quy trình bán hàng mà nhiều doanh nghiệp thường bỏ qua hoặc không quá chú trọng.
Xem thêm: Câu Hỏi Chăm Sóc Khách Hàng Cũ & Kịch Bản CSKH Hiệu Quả
Các cách quản lý bán hàng hiệu quả cho doanh nghiệp
Bên cạnh 8 bước bán hàng đã chia sẻ ở trên, để doanh nghiệp có thể quản lý việc kinh doanh bán hàng là một điều không hề dễ dàng. Tuy nhiên, những mẹo nhỏ sau đây sẽ là những gợi ý tuyệt vời.
Xác định vị trí của doanh nghiệp
Bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng muốn doanh nghiệp của mình đứng đầu top. Tuy nhiên, bạn phải thừa nhận rằng vị trí thực sự của mình là đang ở đâu vì “biết mình biết ta trăm trận trăm thắng”. Bạn phải biết doanh nghiệp mình đang thuộc vị trí nào trong vô vàn doanh nghiệp khác ngoài kia. Từ đó biết được mình đang cạnh tranh với ai, cạnh tranh những gì.
Quản lý nhân viên
Khi quản lý nhân viên, tiêu chuẩn tuyển dụng cũng như yêu cầu đối với nhân viên của các công ty đều khác nhau. Nhưng đặc điểm chung mà người tuyển dụng đặt ra với nhân viên của mình là trình độ chuyên môn và thái độ.
Do đó hãy chọn nhân viên thích hợp cho từng vị trí vì nhân viên chính là cốt lõi của công ty. Họ cung cấp cho doanh nghiệp hiệu suất làm việc cũng như cung cấp những giá trị bền vững cho doanh nghiệp.
Quản lý khách hàng
Quản lý khách hàng (CRM) là hình thức doanh nghiệp tiếp cận với từng nhóm khách hàng của mình để duy trì mối quan hệ, xây dựng lòng trung thành của khách hàng với doanh nghiệp. Đây được xem là một trong những cách quản lý bán hàng hiệu quả nhất.
Quản lý bán hiệu quả hàng bằng cách mua phần mềm bán hàng
Hiện nay, việc quản lý bán hàng tại cửa hàng rất khó, nhất là những cửa hàng kinh doanh dạng chuỗi. Cách để quản lý bán hàng hiệu quả hơn đó là cần sự trợ giúp của phần mềm bán hàng. Vì phần mềm quản lý bán hàng này có tất tần tật tính năng quản lý bán hàng hiệu quả, ngoài ra còn:
- Tạo website miễn phí
- Cung cấp những xu hướng marketing mới nhất
- Chạy chương trình quảng cáo tiếp cận khách hàng hiệu quả
- Phổ cập kiến thức về thương mại điện tử, kinh doanh,…
- Tồn kho hiệu quả
- Chăm sóc khách hàng thông qua điện thoại
- Quản lý hiệu suất làm việc của tất cả nhân viên
- Tổng kết doanh thu/lợi nhuận
Kết luận
Trên đây là 8 bước bán hàng cơ bản cho nhân viên sales và những cách quản lý bán hàng hiệu quả. Tuy nhiên trên thực tế, yếu tố quan trọng vẫn là cách thức tiếp cận và khả năng thuyết phục khách hàng của nhân viên bán hàng. Người bán cần áp dụng quy trình một cách linh hoạt, tránh quá cứng nhắc khô khan sẽ làm giảm đi hiệu quả bán hàng và không đạt được mục tiêu doanh số đề ra.
Nếu bạn đang cần tư vấn hay có nhu cầu triển khai giải pháp tổng đài ảo cho doanh nghiệp của mình, hãy liên hệ ngay với Gcalls!