Công nghệ VoIP đang được ứng dụng rộng rãi để gọi điện thoại miễn phí như zalo, facebook,… hay tổng đài Voip. Để hiểu được VoIP là gì, có những ưu nhược điểm như thế nào khi sử dụng công nghệ VoIP. Cùng Gcalls tìm hiểu chi tiết về công nghệ VoIP.
1. Voip Là Gì?
Voip (voice over internet protocol) hay còn được gọi là Voice IP, là âm thanh được truyền qua giao thức internet.
Voip sử dụng công nghệ chuyển mạch gói, thông tin được đóng gói và truyền qua môi trường internet. VoIP Khác hoàn toàn với công nghệ truyền thoại cũ, sử dụng chuyển mạch kênh. Trong khi chuyển mạch kênh yêu cầu phải xây dựng hạ tầng riêng, thì công nghệ chuyển mạch gói tận dụng được đường truyền internet đã sẵn có.

2. Thiết bị bạn cần để sử dụng VoIP
2.1 Hệ thống tổng đài VoIP (PBX)
Tổng đài VoIP (Private Branch Exchange) là một hệ thống điện thoại dành cho doanh nghiệp. Các cuộc gọi điện thoại được thực hiện truyền qua mạng dữ liệu LAN hoặc WAN của công ty. Thay vì truyền thông tin qua mạng chuyển mạch kênh.
Tổng đài VoIP có sẵn trong hai tùy chọn triển khai: tại chỗ và dựa trên đám mây.
Với giải pháp thoại tại chỗ, tất cả các phần cứng được cài đặt và chạy tại chỗ ở văn phòng hoặc trung tâm dữ liệu của công ty. Trong khi hệ thống tổng đài điện toán đám mây được phân phối qua Internet. Tất cả được quản lý hoàn toàn ở bên ngoài bởi các nhà cung cấp dịch vụ.
2.2 Điện thoại VoIP/điện thoại IP
Điện thoại VoIP hoặc điện thoại IP, là điện thoại văn phòng mà bạn dùng để sử dụng với hệ thống tổng đài VoIP.

Với thiết kế như một chiếc điện thoại bàn, chúng không khác nhiều so với điện thoại cố định truyền thống. Do đó, nhân viên có thể dễ dàng lắp đặt và sử dụng điện thoại IP mới này.
Một sự khác biệt cơ bản với chiếc điện thoại truyền thống, là chúng được hỗ trợ internet cho dù thông qua WiFi hoặc Ethernet. Từng chiếc điện thoại VoIP được chỉ định địa chỉ IP nhất định để hỗ trợ các cuộc gọi qua mạng.
2.3 Điện thoại di động, máy tính, thiết bị có mạng
Ngoài điện thoại IP, bạn cũng có thể truy cập sử dụng hệ thống điện thoại VoIP bằng thiết bị di động, máy tính hay các thiết bị có mạng khác. Các thiết bị này đều phải có cài đặt ứng dụng VoIP hoặc ứng dụng softphone.

Ngày nay, với công nghệ ngày càng hiện đại, bạn có thể thực hiện và nhận các cuộc gọi mọi lúc, mọi nơi bằng chính các thiết bị đã được kết nối Internet. Đặc biệt, bạn không phải lo bị giảm chất lượng cuộc gọi VoIP.
Nhân viên không còn bị ràng buộc vào chiếc điện thoại bàn chỉ để cố định. họ có thể sử dụng bất kỳ thiết bị nào mà họ muốn.
3. Ưu và nhược điểm công nghệ VoIP là gì?
3.1 Ưu điểm
- Thực hiện cuộc gọi nội bộ miễn phí: Công nghệ VoIP kết nối hoàn toàn qua internet. Nên khái niệm nội bộ không còn bị giới hạn về vị trí địa lý. Phù hợp với các công ty nhiều chi nhánh, chuỗi cửa hàng. Giúp tiết kiệm được 100% chi phí liên hệ nội bộ.
- Quá trình vận hành, quản lý dễ dàng: Ứng dụng công nghệ VoIP giúp việc quản lý từ xa được dễ dàng. Đặc biệt, khi cần thay đổi văn phòng thì việc di dời và setup lại cũng rất đơn giản.

- Mở rộng hệ thống dễ dàng: Khi cần mở rộng hệ thống để đáp ứng nhu cầu, thì chỉ cần mua thêm các thiết bị điện thoại và setup cho văn phòng. Việc thực hiện mở rộng hệ thống tổng đài là rất dễ dàng.
- Tính năng vượt trội của VoIP so với công nghệ analog cũ: Có thêm nhiều tính năng hỗ trợ cho công việc hơn. Các thao tác ghi âm, trả lời tự động, phân phối cuộc gọi thông minh, quản lý lịch sử cuộc. Đó là những tính năng cần thiết trong một số trường hợp, khi phát sinh vấn đề của nội dung cuộc gọi.
- Không giới hạn cuộc gọi cùng lúc: Trên công nghệ analog cũ mỗi kênh chỉ được nhận 1 cuộc gọi trong 1 thời điểm. Rất dễ gây tình trạng máy bận. Với công nghệ mới, một đường truyền có thể thực hiện nhiều cuộc gọi cùng lúc. Băng thông dành cho mỗi cuộc gọi chỉ khoảng 100kb/call, rất ít so với các gói cáp quang đang sử dụng lên tới vài chục MB.
- Không phụ thuộc/giới hạn vị trí địa lý của người dùng: Ở bất cứ nơi đâu, miễn các thiết bị được kết nối internet thì sẽ sử dụng được …
3.2 Nhược điểm
- Yêu cầu bắt buộc phải có điện thoại có khả năng kết nối mạng mới sử dụng được.
- Cuộc gọi đôi khi sẽ bị ngắt, không liên lạc được do sự cố mạng internet chậm và kém. Khách hàng sẽ không thực hiện được cuộc gọi khi không có kết nối internet. Lúc này, bạn bắt buộc phải chuyển sang thực hiện cuộc gọi với cước phí thông thường.
- Chất lượng thoại còn bị ảnh hưởng bởi kỹ thuật nén(nhằm tiết kiệm dung lượng đường truyền). Việc nén dung lượng xuống càng thấp, đòi hỏi kỹ thuật nén càng phức tạp. Gây ra chất lượng lại không cao, tốn thời gian xử lý.
- Internet thường dễ gặp các vấn đề về bảo mật. Nên ở mức độ nào đó hệ thống này có tính bảo mật kém hơn so với điện thoại bàn thông thường.

Công nghệ VoIP giúp tăng hiệu quả công việc, tiết kiệm chi phí và cũng dễ triển khai. Vì vậy, nếu bạn vẫn đang sử dụng công nghệ cũ và muốn chuyển sang sử dụng công nghệ VoIP.
Hãy liên hệ với Gcalls để được tư vấn chi tiết.