Liên hệ tư vấn ngay, Gọi: (+84) 8985 870 99

Email: sales@gcalls.co

Giờ làm việc: Thứ 2 – Thứ 7 8:30 – 17:00

Quyết toán thuế TNCN – Doanh nghiệp và người lao động cần biết

Đối với mỗi người lao động và chủ doanh nghiệp (đặc biệt là với các startup và SME), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và quy định quyết toán thuế hàng năm là một kiến thức vô cùng cần thiết để giúp chủ doanh nghiệp vận hành việc kinh doanh dễ dàng hơn và nhân sự có thể bảo vệ quyền lợi tài chính của mình khi đi làm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ những thủ tục này để thực hiện đúng. Bài viết này sẽ giới thiệu cho các bạn những thông tin quan trọng cần nắm.

Thuế TNCN là gì?

Hiểu đơn giản thì đây là khoản tiền mà các cá nhân có thu nhập phải trích ra từ tiền lương, tiền công để đóng vào ngân sách Nhà nước. Đối với các nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp (DN), phần thuế này sẽ luôn xuất hiện tại một mục trên bảng lương (hình minh hoạ bên dưới).

Thể hiện thuế TNCN trong bảng lương của doanh nghiệp

Đối với cá nhân cư trú thì thu nhập chịu thuế được tính là phần thu nhập phát sinh cả ngoài và trong lãnh thổ Việt Nam không phân biệt nơi trả thu nhập là ở đâu. 

Với những cá nhân được xét vào diện không cư trú thì mức thu nhập chịu thuế chỉ là thu nhập phát sinh khi làm việc tại Việt Nam không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.

Phân biệt thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế

Thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế là hai khái niệm khác nhau – điều mà rất nhiều người nhầm lẫn. Thu nhập chịu thuế (Taxable income) là thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập chịu thuế khác có tính chất tiền lương, tiền công mà cơ quan chi trả đã trả cho cá nhân. Thu nhập tính thuế là thu nhập chịu thuế sau khi trừ các khoản có liên quan như: giảm trừ bản thân, gia cảnh, đóng bảo hiểm…

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – các khoản giảm trừ (gia cảnh, bản thân, phụ thuộc)

1. Giảm trừ gia cảnh:

  • Đối với bản thân là 11.000.000 đồng/người/tháng.
  • Còn đối với người phụ thuộc là 4.400.000 đồng/người/tháng.

2. Các khoản bảo hiểm bắt buộc như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm nghề nghiệp trong một số lĩnh vực đặc biệt.

3. Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo hay khuyến học.

Thời điểm tính thuế TNCN

Thời điểm tính thuế TNCN là thời điểm Người lao động nhận chi trả thu nhập từ doanh nghiệp. Ví dụ: Tiền lương của tháng 12/2019 được nhận vào tháng 01/2020 thì tính vào thu nhập chịu thuế của tháng 1 năm 2020.

Quyết toán thuế TNCN là gì và thời hạn quyết toán

Hằng tháng, lương mà người lao động nhận được từ công ty đều bị trừ một khoản tiền gọi là tiền “tạm tính/tạm đóng” thuế TNCN, tương ứng 12 lần bị trừ. Sau khi bị trừ như vậy, bạn phải đi “quyết toán thuế TNCN”, hiểu một các đơn giản là tính toán lại xem thử số tiền thuế “tạm tính/tạm đóng” trong suốt một năm qua là thiếu, đủ hay dư so với số tiền thuế TNCN thực sự phải đóng.

  • Trường hợp đóng thiếu: Phải đóng thêm phần còn thiếu
  • Trường hợp đóng đủ: Không phải làm gì nữa
  • Trường hợp đóng dư: Được trả lại (làm thủ tục hoàn thuế)   

Theo như quy định tại khoản 2, Điều 32 của Luật Quản lý thuế thì thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch. Ví dụ: Thời hạn quyết toán thuế TNCN của năm 2021 đối với thu nhập của năm 2020 sẽ vào ngày 30/03/2021. 

Ai phải làm quyết toán thuế TNCN

Nếu người lao động chỉ có nguồn thu nhập duy nhất từ 1 công ty: 

  • Công ty bạn sẽ có trách nhiệm đi khai quyết toán thuế TNCN cho người lao động theo quy định tại Điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC. Tiền thuế nếu thiếu thì công ty bù thêm, nếu dư công ty trả lại cho người lao động.

Nếu người lao động có nguồn thu nhập ở nhiều nơi làm việc hoặc chuyển việc làm ở nhiều công ty khác nhau: 

  • Cá nhân phải tự làm quyết toán. Các công ty giữ lại 10% tiền công của người lao động và xuất cho người lao động tờ hóa đơn “khấu trừ thuế TNCN”. Cuối năm, người lao động liên hệ bộ phận kế toán của các công ty để xin hóa đơn “khấu trừ thuế TNCN” sau đó tự đi quyết toán thuế TNCN. 

Cách tính thuế TNCN

Để xác định được phương pháp tính thuế TNCN cho người lao động trong Công ty, cần phải xác định NLĐ là cá nhân cư trú hay không cư trú trước. Nếu là cá nhân cư trú thì xét thêm thời hạn của hợp đồng là từ 3 tháng trở lên hay dưới 3 tháng. Bài viết sẽ tập trung vào cách tính thuế cho cá nhân cư trú.

Đối tượng 1: Cá nhân cư trú có ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên (thường là người Việt Nam)

Thực hiện tính thuế TNCN theo biểu lũy tiến từng phần:

Công thức tính: [Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất]

Bảng thuế suất lũy tiến:

Bậc thuế Phần Thu nhập chịu thuế/tháng (triệu đồng) Thuế suất (%) Cách tính thuế phải nộp (triệu đồng)
1 Đến 5 5 5% x TNTT
2 Trên 5 đến 10 10 10% x TNTT – 0.25
3 Trên 10 đến 18 15 15% x TNTT – 0.75
4 Trên 18 đến 32 20 20% x TNTT – 1.65
5 Trên 32 đến 52 25 25% x TNTT – 3.25
6 Trên 52 đến 80 30 30% x TNTT – 5.85
7 Trên 80 35 35% x TNTT – 9.85

Ví dụ:

Ông A nhận lương tháng 10/2020 là 40 triệu đồng (khi nhận lương từ công ty ông A đã được công ty trích đóng tiền bảo hiểm bắt buộc – nên không phải trừ khi tính thu nhập tính thuế nữa). Ông A có 02 người phụ thuộc, trong tháng ông A không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học. Thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng của ông A được tính như sau:

– Thu nhập chịu thuế của ông A là 40 triệu đồng.

– Ông A được giảm trừ các khoản sau:

+ Giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 11 triệu đồng

+ Giảm trừ gia cảnh cho 02 người phụ thuộc (2 con): 4.4 triệu đồng × 2 = 8.8 triệu đồng

=> Tổng cộng các khoản được giảm trừ là: 11 triệu đồng + 8.8 triệu đồng = 19.8 triệu đồng.

=> Thu nhập tính thuế của ông A là: 40 triệu đồng – 19.8 triệu đồng = 20.2 triệu đồng

Thu nhập tính thuế trong tháng 20.2 triệu đồng là thu nhập tính thuế thuộc bậc 4. Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp như sau:

20.2 triệu đồng × 20% – 1.65 triệu đồng = 2.39 triệu đồng.

Đối tượng 2: Cá nhân cư trú có ký HĐLĐ dưới 3 tháng hoặc không ký HĐLĐ

Đối với những cá nhân này thì tiến hành khấu trừ thuế TNCN theo từng lần chi trả thu nhập từ 2.000.000 đồng trở lên như sau: bị tính 10% tổng thu nhập trả/lần (không phân biệt có mã số thuế hay không).

Công thức tính: [Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x 10%]

Ví dụ

Anh A ký hợp đồng lao động thời vụ 1 tháng với Công ty B, lương cho vị trí giao nhận của anh A gồm có: lương chính là 4.700.000đ, phụ cấp tiền ăn trưa 780.000đ, phụ cấp xăng xe 700.000đ.

– Tổng thu nhập của anh A là: 6.180.000đ

– Vì Công ty trả thu nhập lớn hơn 2.000.000đ nên khi trả lương cho anh A, Kế toán phải khấu trừ tiền thuế TNCN tại nguồn 10% như sau:

Thuế TNCN phải khấu trừ = (4.700.000 + 780.000+700.000) * 10% = 618.000đ

(Tiền ăn, lương tăng ca của lao động vãng lai (ký dưới 3 tháng) không được miễn thuế TNCN. Công văn số 4217/CT-TTHT của Cục Thuế TP. HCM về thuế thu nhập cá nhân)

Cách tính thuế thu nhập cá nhân với chỉ vài giây:

Cách tính thuế thu nhập cá nhân nếu theo đúng trình tự như trên thì mất khá nhiều thời gian. Để giúp người lao động biết mình có phải nộp thuế hay không hoặc số tiền phải nộp bao nhiêu, LuatVietnam đã ra mắt công cụ tính thuế online. Bạn thực hiện đơn giản theo bước sau:

Bước 1: Truy cập tại https://luatvietnam.vn/tinh-thue-thu-nhap-ca-nhan.html

Bước 2: Điền tổng thu nhập theo tháng. Lưu ý: Thu nhập đã trừ 10,5% bảo hiểm bắt buộc.

Bước 3: Nhập số người phụ thuộc (nếu có)

Bước 4: Nhận kết quả. Lưu ý: Nếu không hiển thị số tiền thì người lao động không phải nộp thuế.

Gcalls là giải pháp phần mềm số hoá hệ thống điện thoại của doanh nghiệp, có khả năng tích hợp với nhiều phần mềm khác, giúp doanh nghiệp quản lý tập trung dữ liệu khách hàng và cuộc gọi, dễ dàng đánh giá KPI của đội ngũ bán hàng và CSKH, từ đó tăng doanh thu và nâng cao dịch vụ.

Bạn muốn xây dựng tổng đài CSKH và bán hàng chuyên nghiệp Gcalls?

Gcalls là giải pháp tổng đài chăm sóc khách hàng, telesales chuyên nghiệp. Với giao diện thân thiện, tích hợp nhanh chóng với các CRM, Helpdesk, SMS Brandname, Data Report,…. hệ sinh thái tổng đài mà Gcalls mang đến sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng chăm sóc tốt những khách hàng thân thiết, không bỏ lỡ bất kỳ cuộc gọi nhỡ nào, xử lý phàn nàn của khách hàng hiệu quả, quản lý tốt mọi cuộc gọi, tiết kiệm nhiều chi phí trong xây dựng tổng đài. Và từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bạn trong thị trường mà khách hàng ngày càng khó tính và đòi hỏi những trải nghiệm được cá nhân hoá như ngày nay.

Bạn muốn xây dựng tổng đài CSKH và bán hàng chuyên nghiệp Gcalls?

(+84) 8985 870 99 (VN)

(+1) 2014739588 (Mỹ)

(+61) 485827088 (Úc)

Công ty cổ phần Gcalls - Giải pháp tổng đài CSKH & Bán Hàng

www.gcalls.co

 

Dịch vụ cho thuê giải pháp tổng đài ảo Chăm Sóc Khách Hàng & Bán Hàng
Dành cho các doanh nghiệp ưu tiên nâng cao hiệu suất, chú trọng trải nghiệm khách hàng và yêu dữ liệu

- Văn phòng tại Việt Nam: Phòng i102, Tòa Nhà A, khu công nghệ phần mềm, đường nội bộ ĐHQG-HCM, Khu Phố 6, Phường Linh Trung, Thành phố Thủ Đức

- Văn phòng tại Singapore: 1B Trengganu Street, Singapore (058455)

- Số Điện Thoại: (+84) 8985 870 99

- Email Tư Vấn: sales@gcalls.co

- Email Hỗ Trợ: support@gcalls.co

Fanpage