Ngày nay với sự phát triển mạnh của công nghệ số và điện toán đám mây, người dùng ngày càng quan tâm đến các nền tảng có khả năng lưu trữ dữ liệu trực tuyến. Và khi bạn quản lý một dữ liệu nào đó (ví dụ như thông tin nội bộ trong công ty, thông tin của khách hàng), bạn có thể đã nhìn thấy chữ Sync có nghĩa là đồng bộ hóa dữ liệu. Vậy đồng bộ dữ liệu là gì và tại sao nên sử dụng? Hãy cùng Gcalls tìm hiểu về đồng bộ hóa dữ liệu trong bài viết dưới đây nhé!
Đồng bộ hóa dữ liệu (Sync) là gì?
Đồng bộ hóa dữ liệu, hay còn gọi là đồng bộ dữ liệu, là quá trình hợp nhất giữa các dữ liệu trên các ứng dụng và phần mềm khác nhau. Qua đó đảm bảo tính nhất quán trong tất cả dữ liệu trên hệ thống làm việc của bạn. Việc đồng bộ dữ liệu cần giữ cho dữ liệu nhất quán trong một thời gian. Và quá trình này áp dụng cho cả dữ liệu đang có và dữ liệu mới trên thiết bị.
Chẳng hạn khi bạn sử dụng và bật tính năng đồng bộ hóa trên trình duyệt Chrome. Lúc đó, các thiết lập ở trên trình duyệt của bạn như settings, password đã lưu, lịch sử tìm kiếm,…đều sẽ được lưu trữ trên đám mây và ghi nhớ qua Google.
Tóm lại, đây chính là cách giúp người dùng dễ dàng lưu trữ thông tin ở mọi lúc, mọi nơi. Bạn chỉ cần smartphone có kết nối với internet và không cần phụ thuộc nhiều vào các thiết bị khác.
Tại sao cần phải đồng bộ hóa dữ liệu trên thiết bị?
Đồng bộ dữ liệu sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và nguồn chi phí để mua các máy móc vật lý trong triển khai lưu trữ. Bên cạnh đó, bạn có thể hoàn toàn cảm thấy yên tâm khi dữ liệu của mình được lưu trữ an toàn và bảo mật trên đám mây. Nhờ đó tránh trường hợp bạn quên mất dữ liệu.
Tuy nhiên, bạn phân vân vì các thông tin được lưu trữ trên đó có liệu an toàn không? Bạn hãy yên tâm vì các nhà cung cấp các nền tảng hay công cụ lưu trữ dữ liệu đều là các tập đoàn đứng đầu về công nghệ. Và khi dữ liệu của bạn đã được lưu trữ an toàn tại một nơi, bạn có thể truy cập vào bất cứ khi nào bạn cần.
Tất cả các thông tin của bạn sẽ vẫn được lưu trữ an toàn. Bạn cũng có thể lấy lại được khi điện thoại hay máy tính của bạn gặp sự cố. Khi bạn muốn sử dụng các thông tin hay truy xuất dữ liệu cũng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Những tác động tiêu cực khi doanh nghiệp không đồng bộ dữ liệu
Hầu hết các doanh nghiệp đều thu thập và quản lý các dữ liệu kinh doanh, thông tin khách hàng thông qua nhiều ứng dụng khác nhau. Thậm chí nhiều công ty lớn cần sử dụng hơn 100 công cụ thì mới có thể vận hành. Do đó, nếu các thông tin đến từ nhiều nguồn khác nhau sẽ khiến cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp trở nên rời rạc, vô tổ chức nếu chúng không có mối liên hệ với nhau.
Khi các dữ liệu kinh doanh, thông tin khách hàng của doanh nghiệp không được đồng bộ hóa sẽ dẫn đến một số tiêu cực như sau:
- Bạn sẽ nhận được nguồn dữ liệu thô mà chỉ một phòng ban trong công ty có thể truy cập.
- Hiển thị các trùng lặp và xung đột giữa các ứng dụng khác nhau.
- Các bộ phận, phòng ban trong công ty gặp khó khăn trong vấn đề cộng tác và giao tiếp.
- Các nguồn dữ liệu của bạn có chất lượng quá thấp hay bị lỗi thời.
- Người đại diện hỗ trợ cho khách hàng sẽ không thể xem tất cả lịch sử của khách hàng với doanh nghiệp. Điều này khiến họ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và phải lặp lại nhiều lần thao tác.
- Báo cáo về các nguồn dữ liệu không thể chính xác. Bởi vì các dữ liệu đều nằm rải rác trên nhiều phần mềm hay ứng dụng khác nhau.
Vì vậy, doanh nghiệp nên sử dụng đồng bộ hóa dữ liệu kết hợp với phần mềm quản lý thông tin khách hàng để đồng bộ dữ liệu nhanh chóng, dễ dàng.
Các công cụ đồng bộ hóa dữ liệu hiệu quả hiện nay
Hiện tại, chúng ta có những công cụ hỗ trợ trong việc đồng bộ dữ liệu và sử dụng chúng một cách tiện lợi, hiệu quả nhất như:
Dropbox
Dropbox là công cụ đi đầu trong việc thúc đẩy đồng bộ hóa dữ liệu. Công cụ cung cấp cho bạn 2GB miễn phí. Bạn thể mở rộng khi tham gia các hoạt động khác hoặc mời được người dùng mới. Đây là ứng dụng rất phổ biến tính đến thời điểm hiện tại. Bởi khả năng hỗ trợ và tiện ích nâng cao của Dropbox giúp người dùng thoải mái sử dụng dữ liệu và trao đổi.
- Dropbox có thiết kế đơn giản, đẹp mắt và cực kỳ dễ sử dụng. Dịch vụ lưu trữ đám mây là thuần túy nên khả năng đồng bộ rất nhanh chóng, tiện lợi.
- Dropbox hỗ trợ trên nhiều nền tảng khác nhau như: PC, Window, Mac, Android, iOS, Laptop, Blackberry, Mobile, Tablet, Linux. Bạn chỉ cần bỏ ra khoảng 10$/tháng là bạn sẽ có được tài khoản 1TB dữ liệu được bảo mật.
Sử dụng Google Drive đồng bộ hóa dữ liệu
Một trong những ứng dụng đến từ Google được đánh giá cao và hầu như mọi người đều quen thuộc. Người dùng chỉ cần đăng ký Gmail là có thể sử dụng được một cách dễ dàng. Đặc biệt khi đăng ký, bạn sẽ nhận được 15GB dung lượng miễn phí và sử dụng xuyên suốt. Ngoài ra, tốc độ Upload và Download trên công cụ cũng rất nhanh. Google Drive hỗ trợ trên nhiều nền tảng sử dụng như: Laptop, PC, Mobile, Tablet, Linux, Android, Mac, Window,…
Lời kết
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được đồng bộ hóa dữ liệu là gì và các thông tin về đồng bộ dữ liệu. Các doanh nghiệp nên sử dụng các công cụ đồng bộ dữ liệu để dễ dàng nhất quán trong việc quản lý tất cả dữ liệu trên toàn hệ thống của công ty.
Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm các giải pháp tổng đài ảo chăm sóc khách hàng và bán hàng hiệu quả, liên hệ với Gcalls ngay hôm nay để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc.
Xem thêm: Trải Nghiệm Khách Hàng Xuất Sắc Là Gì? Cách Nâng Cấp